Hoạt động chứa đựng các bài học quan trọng, giúp người tham gia hiểu rõ các khái niệm phức tạp (về mặt logic), hay nhấn mạnh tầm quan trọng (về mặt cảm xúc).
Hoạt động này luôn cần được thu hoạch sau khi trải qua.
MỤC LỤC
🎯 MỤC ĐÍCH: mở ra cuộc thảo luận về vai trò của sự tín nhiệm
⏰ THỜI GIAN: 15 - 20’
👬 NGƯỜI THAM GIA: bắt cặp
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ: Không
📣 HƯỚNG DẪN:
- Vòng 1: Oẳn tù xì theo quy tắc bình thường (cho phép diễn ra vài lần cho vui)
- Vòng 2: Đề nghị mỗi người hãy cho đối phương biết trước họ sẽ ra cái gì (kéo,búa, bao), còn việc có ra theo đúng lời nói hay không là tuỳ mỗi người.
Cho phép vòng này nhiều thời gian để mọi người làm với nhau, rất nhiều tình huống lừa nhau xảy ra. Có thể áp dụng tính điểm để xem ai chiến thắng trong vòng này.
📝 THU HOẠCH:
- Bạn cảm thấy như thế nào về bài tập này?
- Điều gì xảy ra ở vòng 2? Có ai đó có những khoảnh khắc hoàn toàn mất lòng tin về người kia?
- Việc cố gắng đoán xem lời nói và hành động của một người trong bài tập này khó khăn như thế nào?
- Bạn cảm thấy như thế nào khi lời nói và hành động của đối phương không logic với nhau?
- Bài tập này có tương tự tại nơi làm việc, khi mọi người nói và hành động khác nhau?
- Sự tín nhiệm ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng công việc và hình ảnh cá nhân?
🌱 CÁC BIẾN THỂ:
Thay vì chơi theo cặp, thì chơi theo nhóm
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1168366070022879/
Một hoạt động đóng vai về chủ đề thương lượng/thuyết phục, nhưng nguồn không đưa ra đáp án. Ngọc đăng ra ở đây để mọi người cùng tham khảo và xem thử mình có thể có những giải pháp nào để giải quyết tình huống này (trong trường hợp học viên bí 🙂 )
Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm A ; Nhóm B
Kịch bản: "Nhóm A" là những người dân sống ở một ngôi làng ven biển, ngôi làng của họ nép cạnh một khu rừng tự nhiên và có thể phóng tầm nhìn ra biển cả mênh mông. Các khu vực đất lân cận của họ đã bị quy hoạch, và chủ sở hữu mới (là những người "Nhóm B" muốn dựng nên một bức tường cao. Những người này (nhóm B) cũng đề nghị dân làng (nhóm A) đốn hạ những cây cao trong khu vực đất của họ (đất của nhóm A)
Trong tình huống này:
Nhóm A: Họ không muốn bức tường này, và cũng không muốn đốn hạ cây.
Nhóm B: Họ muốn bức tường, và không muốn cây cao che mất tầm nhìn.
Chúng ta có thể làm gì trong tình huống này nhỉ?
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1161028540756632/
️🎯 MỤC ĐÍCH:
Hiểu về người khác
Tác động đến quyết định chung trong nhóm
Gây ảnh hưởng, dẫn dắt nhóm.
👬 NGƯỜI THAM GIA: nhóm 6 người
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45 phút (bao gồm reflection)
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
1 bức tranh nghệ thuật
Handout hướng dẫn gửi riêng cho chủ tịch
Chủ tịch sẽ tìm cách bác bỏ hoặc làm giảm giá trị ý kiến của tất cả mọi người, trừ 2 người ngồi bên phải của mình. Nếu 2 người này nêu lên bất kì ý kiến nào, hãy ghi nhận nó và làm cho nó trở thành ý kiến chung trong nhóm. Với tất cả ý kiến còn lại của người khác, tìm cách bác bỏ hoặc hạ thấp nó. Không nhất thiết phải đưa ra lý do rõ ràng khi làm việc này.
📣 HƯỚNG DẪN:
1, Chia thành nhóm 6, nhóm chọn ra một người trong vai trò là chủ tịch, đại diện cho nhóm.
2, Gửi riêng cho chủ tịch bản hướng dẫn.
3, Nói với các thành viên trong nhóm rằng, tất cả phải bày tỏ ý kiến của mình về bức tranh dựa theo các tiêu chí về:
Màu sắc
Độ hài hoà
Bố cục
Ánh sáng
Ấn tượng tạo ra
Cảm xúc
4, Nhóm có thời gian 10 - 15' để trao đổi với nhau, chủ tịch sẽ tiếp thu ý kiến và sau phần thảo luận, sẽ đại diện nhóm để nói ra ý kiến chung của cả nhóm.
5, Cho phép thời gian để hoạt động diễn ra.
6, Mời chủ tịch các nhóm trình bày ý kiến của nhóm.
7, Sau khi kết thúc, cảm ơn các nhóm và bắt đầu phần thu hoạch.
📝 THU HOẠCH:
Ý kiến của ai đã được đưa vào phần trình bày của chủ tịch? Của ai thì không?
Các thành viên quan sát được điều gì ở nhóm của mình trong quá trình diễn ra hoạt động?
Bạn cảm thấy như thế nào về sự ảnh hưởng của mọi người trong nhóm?
Bạn nghĩ như thế nào về mức độ ảnh hưởng của bạn với chủ tịch?
Có ai cảm thấy không được lắng nghe? Tại sao?
Bạn có quan sát thấy chủ tịch bị tác động rõ ràng bởi ý kiến của ai đó trong nhóm? Bạn nghĩ sao về việc đó?
Các thấy các thành viên đã nỗ lực như thế nào để được chủ tịch ghi nhận ý kiến?
Thông thường trong nhóm, sẽ luôn có những người có mức độ ảnh hưởng rõ nét để người đứng đầu. Việc nhìn ra điều này có thể hữu ích trong nhiều trường hợp. Ở chiều ngược lại, việc hiểu rõ người đứng đầu cũng giúp dễ dàng tìm cách ảnh hưởng, tham gia vào quá trình ra quyết định của người đứng đầu tốt hơn. Liên hệ bài tập này đến tình huống thực tế.
Cuối cùng, mời chủ tịch tiết lộ hướng dẫn mà họ đã nhận được. Cảm ơn mọi người và lưu ý nếu có ai đó có cảm giác khó chịu vì không được lắng nghe.
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1201289493397203/
⏰ THỜI GIAN: 15 – 20 phút
👬 NGƯỜI THAM GIA: chơi theo nhóm, tuy nhiên cần 1 ko gian rộng vừa đủ
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Teamwork
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
1 hộp chứa tả lả các đồ dùng vật dụng;
📣 HƯỚNG DẪN:
Mục tiêu là chuyển đồ từ vị trí A tới vị trí B nhanh nhất
Mỗi lần chuyển chỉ dc lấy 1 món đồ và món đồ đó phải đi qua tay tất cả các thành viên trong nhóm
Khi ng C chuyển đồ tới ng D thì có thể lấy món đồ tiếp theo, ko bắt buộc phải chờ chuyển hết mới dc lấy.
Trong quá trình chuyển, rơi ở vị trí nào thì phải cầm món đồ đó về vị trí ban đầu, ng chơi quay trở lại thì mới tiếp tục, chứ cả nhóm ko dc chuyền;
Lượt 1 chơi full thành viên, lượt 2 3 4 (tùy đào tạo viên) có thể cắt bao nhiêu tùy thích, tuy nhiên lượt sau phải ít ng hơn lượt trước, và tạo áp lực cho các học viên là lần sau phải nhanh hơn lần trước. Ai ra thì sẽ ko dc phép quay trở lại. Và giữa mỗi lượt chơi, nhóm có quyền thay đổi chiến thuật
📝 THU HOẠCH:
Mình nghĩ là hoạt động này tương đối dễ hình dung, nên tùy theo kết quả của cuộc chơi mà đào tạo viên hỏi các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học đã hoặc sắp truyền tải
Chia sẻ một số tình huống khi tổ chức thực tế:
Không gian ko đủ dài, trong khi lượt 1 thì phải chơi full ng => ko phải lúc nào đông ng cũng tốt, phân bổ nhân sự hợp lý;
Trước khi chơi, có nh nhóm sẽ chuẩn bị bằng cách sắp xếp lại các đồ vật trong hộp, sắp xếp dg đi cho gọn gàng => hợp lệ => bài học về sự chuẩn bị và cố gắng làm tốt nhất mọi thứ
Người chơi đi ra ngoài cổ vũ nhiệt tình cho ng còn lại => động viên, cổ vũ khích lệ;
Có lần là 1 đống khăn, thì lần đầu ng chơi còn bình tĩnh gấp gọn khi chuyển về đích, các lần sau do ít người là búa xua lua => chất lượng dịch vụ...
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1470164806509669/
🎯 MỤC ĐÍCH:
Giúp người học biết cách sắp xếp công việc và quản lý thời gian một cách hợp lý và hiệu quả.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Quản lý thời gian
Sắp xếp mức độ ưu tiên trong công việc.
⏰ THỜI GIAN: 5 phút, để tạo áp lực bắt buộc HV phải lựa chọn ưu tiên.
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị Danh sách các công việc cần thực hiện để người học sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
📣 HƯỚNG DẪN:
Phát danh sách các công việc cần thực hiện cho người tham gia
Hoàn thành nhiệm vụ chỉ trong vòng 5 phút
📝 THU HOẠCH:
Khi kết thúc, các nhóm chỉ thực hiện được 1/2 số hoạt động, và cùng thảo luận những câu hỏi:
1. Bạn chọn lựa hoạt động để thực hiện trước theo tiêu chí gì?
2. Bạn đã hoàn thành (..số...) hoạt động. Có cách nào để hoàn thành nhiều hoạt động hơn trong thời gian 5 phút không?
3. Trong danh sách các hoạt động này, có hoạt động nào nhóm không thể thực hiện được không? Tại sao? Giải pháp?
4. Đề đạt mục tiêu đạt điểm cao nhất, bạn cần có những năng lực gì?
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Để hoàn thành công việc với nguồn lực hạn chế, việc xác định ưu tiên, khả năng làm việc nhóm, tận dụng sức mạnh tập thể và kỹ năng thuyết phục, thương lượng đối tác/ đối thủ là những năng lực luôn cần được học hỏi và phát triển.
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1152056471653839/
Hoạt động sử dụng âm nhạc để khơi gợi chia sẻ
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Người tham gia sẽ chọn một bài nhạc thể hiện suy nghĩ của mình và những người còn lại sẽ đoán điều mà người đó muốn chia sẻ.
️🎯 MỤC ĐÍCH:
Hoạt động này giúp người tham gia chiêm nghiệm lại trải nghiệm đã/đang trải qua.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Mọi chủ đề.
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Tối thiểu 2 người
⏰ THỜI GIAN:
20p
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
Internet
Loa hoặc dây phone
📣 HƯỚNG DẪN:
Giới thiệu nhanh về mục đích của hoạt động
Đề nghị người tham gia nghĩ về một năm đã qua của mình, sau đó chọn 1 bài nhạc có thể đại diện cho những gì bạn đã trải qua trong năm (các yếu tố xem xét có thể là giai điệu hoặc ca từ của nó).
Bắt cặp với nhau và chia sẻ bài nhạc mình chọn cho người kia và cả hai cùng nghe bài nhạc.
Sau khi nghe xong, người kia sẽ đưa ra nhận định về trải nghiệm của bạn trong 1 năm vừa qua dựa trên những gì họ cảm nhận sau khi nghe bài nhạc.
Sau khi nghe người kia dự đoán, người này sẽ chia sẻ lại những gì họ nghĩ.
Đổi lượt và lặp lại hoạt động
📝 THU HOẠCH:
Đây là một hoạt động chiêm nghiệm cùng nhau nên không cần thu hoạch ngay sau hoạt động này, mà có thể tiếp tục dẫn dắt qua các hoạt động chiêm nghiệm tiếp sau đó.
🌱 CÁC BIẾN THỂ:
Đây là 1 framegame kích thích về âm nhạc, bạn có thể sử dụng cùng một cách làm với các yêu cầu khác nhau:
Chọn 1 bài nhạc đại diện cho năm 2020 đã qua của bạn
Chọn 1 bài nhạc đại diện cho những gì nhóm đã trải qua trong dự án vừa rồi
Chọn 1 bài nhạc đại diện cho cảm xúc của bạn trong suốt 3 ngày học vừa qua
Chọn 1 bài nhạc đại diện cho hành trình phát triển công việc của bạn
Chọn 1 bài nhạc đại diện cho mối quan hệ của vợ chồng bạn
Chọn 1 bài nhạc đại diện cho sự hợp tác của nhóm trong công việc
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1584366798422802/
️🎯 MỤC ĐÍCH:
Chính yếu: Liên quan tới teamwork, cách phối hợp giữa các bộ phận
Có thể lái thêm sang sắp xếp công việc, quản lý thời gian
⏰ THỜI GIAN:
20 - 30 phút
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
1, 2 bảng nhiệm vụ, giống hệt nhau nội dung và viết ra các nhiệm vụ mà học viên cần làm:
Phát cái bút bi cho anh A;
Xin chữ ký chị B;
Đưa cây kéo cho anh C;
Nhờ anh D xin chữ ký giảng viên...
Tóm lại là các công việc rất nhỏ, đơn giản.
Mục tiêu là 5 phút phải xong, nếu ko sẽ bị phạt
2, 2 bộ thẻ phát cho các thành viên còn lại một cách ngẫu nhiên và không ai nói ai
Bộ 1: bao gồm các loại thẻ như: phối hợp tốt với người chơi, đồng ý hỗ trợ nhưng không làm, khi được nhờ thì kêu là ra ngoài nghe điện thoại, xíu rồi vào nhưng ko quay lại... số lượng mỗi loại thì tùy ý
Bộ 2: chỉ duy nhất là phối hợp tốt với người chơi
3, Slide đếm giờ
📣 HƯỚNG DẪN:
2 học viên lần lượt thực hiện (người 1 chơi thì người 2 ở ngoài)
Cho học viên A nhận bảng nhiệm vụ, đi ra ngoài nghĩ cách triển khai nhanh nhất;
Cho các thành viên còn lại trong lớp bốc thăm thẻ nhiệm vụ và dặn dò thực hiện đúng theo thẻ, ko nói cho ng khác
Lắng nghe cách triển khai của học viên A, giảng viên có thể gợi ý 1 phương án tốt nhất. Sau đó bấm giờ, yêu cầu là có lố giờ cũng phải làm cho tới cùng.
Chơi xong thì ghi nhận thành tích, yêu cầu ra bên ngoài để học viên B chơi, triển khai tương tự như trên
So sánh thời gian và hỏi đáp để học viên tự rút ra bài học
📝 THU HOẠCH:
Nội dung giống nhau, công việc rất đơn giản nhưng Vì sao lại có sự khác biệt về mặt thời gian như vậy?
Bạn gặp những khó khăn gì khi thực hiện nhiệm vụ này?
Khi làm việc thực tế có bao giờ bạn gặp khó khăn tương tự khi phối hợp với các cá nhân, bộ phận khác?
Vậy để hoàn thành tốt và nhanh nhất các nhiệm vụ trên thì cần những yếu tố nào?
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Dựa trên bài học rút ra từ phía học viên, đào tạo viên đưa ra tổng kết những điểm chính liên quan mật thiết tới nội dung đang truyền tải
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1431696010356549/
️⏰ THỜI GIAN: 15 - 30 phút
👬 NGƯỜI THAM GIA: cá nhân
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
Bộ thẻ có viết sẵn các từ sau đây (mỗi thẻ 1 từ). Số lượng bộ thẻ cân đối theo số lượng học viên.
Hình tròn (Circle)
Hình vuông (Square)
Tam giác (Triangle)
Mũi tên (Arrow)
Người đàn ông (Man)
Người phụ nữ (Woman)
Cái hộp (Box)
Hình oval (Oval)
Hình chữ nhật (Rectangle)
Máy bay (Airplane)
Xe hơi (Car)
Bông hoa (Flower)
Cây (Tree)
📣 HƯỚNG DẪN:
Trộn bộ thẻ lên
Phát ngẫu nhiên 5 thẻ cho mỗi người tham gia, đảm bảo rằng những người khác không được nhìn thấy các từ được viết trẻn thẻ.
Giải thích rằng đây là một hoạt động về vẽ, và người tham gia sẽ vẽ theo từ được mô tả trên các thẻ.
Cho phép 1' để làm việc này.
Sau khi xong, yêu cầu người tham gia hãy show 5 bức vẽ cho người bên trái mình xem và người này phải đoán được hình đang được vẽ là hình gì/cái gì. Sau đó đối chiếu với đáp án.
Khả năng diễn ra là không khó khăn gì để mọi người đoán được, và đây là insight của bài tập: mặc dù các hình vẽ không hoàn hảo, mọi người đều có thể hiểu rõ ý nghĩa và những gì hình vẽ thể hiện. Sử dụng điều này để thảo luận về việc nhắm đến sự hoàn hảo dưới 100% để tiết kiệm thời gian quý giá.
📝 THU HOẠCH:
Có ai đã vẽ được các hình hoàn hảo không?
Có ai không nhận ra là hình tròn, mặc dù nó không hoàn hảo?
Các hình vẽ này có cần ột sự chuẩn xác cao để có thể đoán được?
Cụ thể, chuẩn xác ở đâu, và không cần chuẩn xác ở đâu trên từng ví dụ?
Bạn học được điều gì từ bài tập này?
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1340501552809329/
️🎯 MỤC ĐÍCH:
Đây là 1 trong những bài tập mà mình thường xuyên sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau tùy theo tình huống. Bạn hãy thử làm bài tập theo 3 trường hợp:
Một mình
Làm với bạn, mỗi người tự làm và so sánh
Làm cùng với bạn, tức nếu 2 người có cùng 1 số tiền
👬 ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:
Bài tập này ngoài việc ứng dụng cho cá nhân trong các lớp đào tạo về tài chính của mình thì nó còn có thể ứng dụng trong đào tạo tại doanh nghiệp
Dành cho những ai đang làm việc liên quan đến định giá (giá thành/giá bán) khi cung cấp sản phẩm/dịch vụ nào đó hoăc cho freelancers. Lúc này, mỗi khoản tiền có thể đi với 1 thời gian khác nhau và nhiệm vụ là brainstorm để tương ứng với mỗi mức giá và thời gian ấy khách hàng sẽ nhận được gì.
📣 HƯỚNG DẪN:
Ví dụ: Chúng ta sẽ cung cấp được cho khách hàng cái gì ở mức giá:
A. 10,000 đ/sản phẩm (dịch vụ) - 100,000 đ/sản phẩm - 1,000,000 đ/sản phẩm - 10,000,000 đ/sản phẩm.
B. 10,000 đ/giờ - 100,000 đ/giờ - 1,000,000 đồng/giờ - 10,000,000 đ/giờ
Với các trainer hoặc những người làm freelancer, hoạt động định giá này cần thiết để hỗ trợ họ biết mình đang sẽ sẵn sàng và có thể bán cái gì ở mức giá bao nhiêu, đỡ phân vân khi bán và đỡ tiếc nuối khi đã bán.
Trở lại với bài tập tài chính cá nhân ở trên, câu hỏi hướng dẫn: nếu bạn có số tiền như trên, bạn sẽ sử dụng như thế nào?
Sau khi làm xong, bạn hãy dùng các câu hỏi sau đây để đào sâu hơn những bài học có thể có từ bài tập.
1. Trong đầu bạn xuất hiện những suy nghĩ gì và đã có cảm xúc nào xuất hiện khi bạn làm bài tập này?
2. Có ai đã xuất hiện trong những suy nghĩ ấy?
3. Bạn đã sử dụng tiền như thế nào? Cách sử dụng này cho thấy điều gì về bạn?
4. Bạn cảm thấy dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện bài tập này? Ở đâu bạn cảm thấy khó khăn, điểm nào làm bạn cảm thấy thuận lợi, dễ dàng?
5. Nếu bạn làm với bạn của mình, sau khi nhìn thấy cái bạn mình làm, bạn nghĩ gì về bạn của mình? Có điều gì hay từ cách bạn sử dụng? Nó làm bạn nghĩ gì về mình?
6. Khi hai bạn làm với nhau, có sự khác biệt nào so với khi làm 1 mình? Điều gì đã xảy ra khi 2 người làm với nhau? Khó khăn và thuận lợi là gì? Nếu chuyện này xảy ra trong cuộc sống, bạn muốn làm gì khác đi để mọi chuyện suôn sẻ hơn?
📥 THU HOẠCH:
Và có thể còn nhiều câu hỏi hơn nữa. Đây là bài tập cũng có thể giúp cho cá nhân/nhóm cá nhân thực hành:
- Quản lý tài chính, quản lý ngân sách của cá nhân hoặc ngân sách công ty giao
- Nói chuyện, bàn bạc của mở về tài chính
- Lập mục tiêu và lên kế hoạch hành động
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1130621043797382/
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45 phút
👬 NGƯỜI THAM GIA: Nhóm 4-5 người
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ: không
📣 HƯỚNG DẪN: Chia thành các nhóm
Round 1:
Đề nghị nhóm chọn ra một chủ đề và ngồi thành vòng tròn, để đảm bảo các thành viên dễ dàng lắng nghe nhau trong quá trình trao đổi.
Giải thích rằng, bạn sẽ mời một thành viên ngẫu nhiên để bắt đầu chủ đề.
Khi một ai đó đang nói, bạn (người hướng dẫn) sẽ nói "chuyển". Ngay khi nghe hiệu lệnh này, người đang nói sẽ ngay lập tức dừng lại, dù có đang nói dở câu hay dở ý; và người phía bên trái của người vừa nói sẽ tiếp tục nói. Nếu câu nói đang nói dở, người này và nói tiếp để hoàn tất câu nói (và liền mạch với ý đang được nói), và tiếp tục câu chuyện đang được nói.
Cứ thế, hiệu lệnh "chuyển" sẽ lặp lại liên tục. Người tham gia sẽ được thúc đẩy để hoàn toàn tập trung vào điều đang được nói, và chuẩn bị đến phần của họ.
Sau khoảng 15' thảo luận, dừng lại và hỏi suy nghĩ của mọi người về lượt này.
Round 2:
Đề nghị mọi người chọn một chủ đề khác.
Quy tắc của hoạt động vẫn như cũ, nhưng trong lần này, bạn sẽ ngẫu nhiên chỉ định ai đó trong vòng tròn tiếp tục điều đang được nói.
Người hướng dẫn cần đảm bảo rằng mọi người trong vòng tròn đều được chỉ định.
Sau khoảng 15', kết thúc và mời mọi người trao đổi về hoạt động.
📝 THU HOẠCH:
Hoạt động này có khó không? Nếu khó thì vì sao?
Việc lắng nghe một cách có chủ đích sẽ khiến cuộc trò chuyện có chất lượng hơn? Điều đó thể hiện như thế nào?
Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật này tại nơi làm việc để gia tăng hiệu quả của các cuộc nói chuyện hay hội họp?
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1340494049476746/
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO: #giaotiepact
⏰ THỜI GIAN: 30' - 45' (bao gồm reflection)
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ: Không
📣 HƯỚNG DẪN:
- Người tham gia bắt cặp với nhau và thực hành đóng vai
- Một người đặt ra một đề nghị, và người còn lại sẽ nói "KHÔNG" theo 4 cách sau:
Nói "KHÔNG" mà không giải thích gì thêm.
Nói "KHÔNG" và bịa ra một lý do nào đó không có thật, không liên quan
Nói "KHÔNG" và đưa ra (các) giải pháp thay thế để giúp người đó
Nói "KHÔNG" với sự thấu cảm. Ví dụ: "Tôi biết (hiểu) rằng bạn đang..(cảm xúc, nhu cầu)...nhưng tôi...(đưa ra lý do và từ chối)..."
- Thực hành và đổi vai để cả hai cùng có trải nghiệm là người nói và người nghe.
📝 THU HOẠCH:
- Cảm giác của người nghe phản hồi như thế nào khi nhận được 4 cách từ chối?
- Cách từ chối nào khó làm nhất? Tác động của nó?
- Cách từ chối nào thoải mái và dễ dàng nhất? Tác động của nó?
- Bạn đang từ chối người khác theo cách nào?
- Bạn sẽ ứng dụng như thế nào sau bài tập này?
- Tác động của việc biết cách từ chối khéo léo là gì?
Một số ví dụ người điều phối có thể nêu ra để làm đề cho hoạt động:
- "Ngày mai mình phải đi dự tiệc nhưng giờ mình không có gì để mặc cả, bạn có thể cho mình mượn đỡ cái váy của bạn không?"
- "Mai đến nhà mình ăn tối nghen?"
- "Bạn hướng dẫn công việc này thêm cho mình được không?"
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1079025988956888/
* Hoạt động này được dịch từ cuốn sách The Emotional Intelligence Activities của Lynn & Adele.
Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng trọng tâm của nhà lãnh đạo có năng lực về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, kỹ năng lắng nghe đòi hỏi nhiều hơn là chỉ về kỹ thuật. Lắng nghe thực sự đòi hỏi một tư duy bao gồm các yếu tố sau:
- Thái độ tôn trọng người nói ngay cả khi nội dung thông điệp của người nói không hấp dẫn.
- Một tâm hồn cởi mở sẵn sàng lắng nghe và tìm kiếm sự hiểu biết về thông điệp trong câu chuyện của người nói.
- Đặt người nói vào vị trí bình đẳng và câu chuyện của họ đều xứng đáng được lắng nghe.
Những phẩm chất này vượt xa những kỹ thuật lắng nghe thông thường. Do đó, mặc dù cách lắng nghe có thể được dạy, nhưng nếu không có một tư duy đúng và cởi mở thì việc lắng nghe sẽ có vẻ gượng ép và không chân thực. Người tham gia không chỉ cần kiểm tra kỹ thuật lắng nghe của mình mà còn cả tư duy của họ để có thể thực sự nâng cao khả năng lắng nghe chân thực của mình.
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động này giúp nhắc nhở người tham gia về tầm quan trọng của việc phát triển thói quen lắng nghe chân thực và luyện tập trong các tình huống:
Phản xạ lắng nghe để làm rõ nội dung
Phản xạ lắng nghe để làm sáng tỏ cảm xúc
Lắng nghe những thông điệp không được thể hiện bằng lời nói.
️🎯 MỤC ĐÍCH:
Để giúp người tham gia phát triển sự đồng cảm thông qua việc cải thiện kỹ năng lắng nghe chân thực.
Để cải thiện mối quan hệ và gắn kết với nhân viên bằng cách cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình.
Để thực hành kỹ năng lắng nghe chân thực trong những tình huống khó khăn.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Tự nhận thức và kiểm soát
Đồng cảm
Kỹ năng xã hội
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Số lượng: ít nhất 1 người
Không giới hạn số lượng tham gia tối đa
Đối tượng: các lãnh đạo, quản lý trong công ty
⏰ THỜI GIAN:
95 phút
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
Bảng và bút lông để thảo luận nhóm
📣 HƯỚNG DẪN:
A. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG THEO CẶP (2 NGƯỜI/ CẶP)
Yêu cầu mỗi người tham gia chọn một người khác để bắt cặp. Điều phối có thể hướng dẫn các cặp thực hiện hoạt động theo các bước sau:
(1) Một người sẽ là người nói và người còn lại sẽ đảm nhận vai trò của người nghe.
(2) Người nói sẽ được yêu cầu nói về bất kỳ chủ đề nào họ muốn. Khuyến khích người nói chọn chủ đề mà họ cảm thấy rất hứng thú (ví dụ: làm việc nhóm hiệu quả, lãnh đạo không chức danh, quyền lực mềm trong đội nhóm,...)
(3) Hướng dẫn người nghe sử dụng các kỹ năng nghe bao gồm: đặt câu hỏi để làm rõ, phản hồi lại cho người nghe bằng các động tác phi ngôn ngữ khi có các cảm giác, cảm xúc đối với thông điệp/ nội dung mà người nói chia sẻ (Ví dụ: gật đầu, lắc đầu, cười, vỗ vai,...). Trong mọi trường hợp, người nghe không được thêm nhận xét hoặc đánh giá của mình trong quá trình thực hiện.
(4) Chuyển đổi vai trò sau 7 phút.
Thảo luận theo cặp:
(1) Bạn cảm thấy như thế nào khi được lắng nghe?
(2) Với vai trò là người lắng nghe, bạn có bị cám dỗ để đưa ra nhận xét hoặc chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình không?
(3) Khi thực hiện hoạt động này, bạn cảm thấy khó nhất là ở điểm nào?
(4) Bạn nhận ra/ học được gì về thói quen lắng nghe của mình?
B. HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM LỚN
Người điều phối có thể chuẩn bị sẵn một số chủ đề dễ gây tranh cãi và liệt kê chúng trên bảng. Nên chọn các chủ đề có nhiều mặt ví dụ như: ủng hộ Trump hay Biden, thưởng tết bằng tiền hay hiện vật,....
Chọn chủ đề đầu tiên để thảo luận. Sau đó chia lớp thành 2 nhóm: bên ủng hộ và bên phản đối.
Bắt đầu hoạt động bằng việc mỗi bên tự chia sẻ các dẫn chứng để chứng mình khía cạnh mình chọn là đúng. Dành khoảng 20 phút để thực hiện hoạt động này.
📝 THU HOẠCH:
Tập hợp lớp thành một nhóm lớn và bắt đầu thảo luận chung với các câu hỏi như sau:
Có lúc nào kỹ năng lắng nghe của chúng ta bị hạn chế không? Điều gì khiến bạn nghĩ rằng việc lắng nghe của bạn đang bị hạn chế?
Điều gì đã khiến kỹ năng nghe của chúng ta bị hạn chế?
Mọi người trong nhóm có phát biểu ý kiến không? Tại sao có hoặc tại sao không?
Bạn đã quan sát thấy nhóm nào có động lực chia sẻ/ lắng nghe trong hoạt động vừa rồi?
Hoạt động này giống với môi trường làm việc của bạn như thế nào?
Bạn có thể rút ra bài học gì về kỹ năng lắng nghe của mình?
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Chúng ta thường có xu hướng khó thật sự lắng nghe những ý kiến trái chiều với quan điểm/ nhận định của mình.
Mong muốn chứng minh/ chia sẻ quan điểm của bản thân đôi lúc làm hạn chế khả năng lắng nghe của bản thân.
Nhận thức được khả năng lắng nghe của bản thân trong những tình huống khó khăn sẽ giúp bản thân xác định được khả năng lắng nghe thật sự của mình.
Chúng ta cũng thường có xu hướng không cởi mở để chia sẻ nếu cảm thấy rằng mình không được lắng nghe trong cuộc giao tiếp/ trao đổi.
Trong việc lắng nghe, điều khó khăn nhất xảy ra khi người nói đang nói điều gì đó đối lập trực tiếp với quan điểm của người nghe. Trong những thời điểm này, chúng ta cần duy trì việc làm chủ cảm xúc, lắng nghe với sự chân thành và tâm thế cởi mở để đảm bảo rằng người nói được lắng nghe thật sự.
🌱 CÁC BIẾN THỂ:
Hoạt động có thể được tổ chức cho một nhóm người tham gia (như ví dụ của hoạt động phía trên) và cũng có thể được tổ chức cho các buổi huấn luyện cá nhân hoặc coaching 1:1.
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1597922360400579/
🎯 MỤC ĐÍCH: Để mở
⏰ THỜI GIAN: 30-40 phút
👬 NGƯỜI THAM GIA: chia thành những Nhóm 5-6 người
📂 CHUẨN BỊ:
Một Bảng Câu Hỏi và một bút chì cho mỗi người tham gia
Đồng hồ bấm giờ
📣 HƯỚNG DẪN:
Tạo thành những nhóm 5-6 người
Phân phát Bảng Câu Hỏi, bút chì cho người tham gia
Lượt đầu tiên, mỗi người sẽ tự trả lời 10 câu hỏi trong 5 phút. Câu trả lời được điền vào Cột “Câu trả lời cá nhân” . Cho phép thời gian để lượt đầu tiên diễn ra, lưu ý đây là nhiệm vụ cá nhân.
Lượt tiếp theo, trả lời lại Bảng Câu Hỏi nhưng theo nhóm. Nhóm sẽ thảo luận trong 5 phút để thống nhất câu trả lời, rồi điền vào cột “Câu trả lời nhóm”. Cho phép thời gian để phần này diễn ra.
Hướng dẫn Nhóm kiểm tra Câu trả lời với đáp án, đánh dấu X cho câu sai. Đáp án: (1) Benjamin Franklin, (2) bên phải (3) dưới cuối (4) năm (5) Colombia, (6) Nebraska, (7) Xanh dương, (8) “Liberty,” (9) TUV, (10) Sirius (Dog Star).
Yêu cầu người chơi tính điểm cho 2 cột Cá Nhân & Nhóm. Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm.
📝 THU HOẠCH:
Khía cạnh nào của trò chơi khiến cho nó khó?
Bạn làm việc độc lập hay làm việc nhóm hiệu quả hơn? Tại sao?
Nhóm bạn trả lời chính xác như thế nào? Điều gì ảnh hưởng đến kết quả này?
Nhóm bạn có thể làm gì để cải thiện kết quả này?
Tại sao làm việc nhóm lại quan trọng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng?
Theo những cách cụ thể nào nhóm bạn đã thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau trong công ty của bạn?
Một vài thứ nhóm bạn có thể làm đẻ trở nên hiệu quả hơn?
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1316775195181965/
🎯 MỤC ĐÍCH: nhận thức được vai trò của việc quan sát được các hành vi phản ứng ra bên ngoài của người khác.
👬 NGƯỜI THAM GIA: Theo cặp
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45 phút (bao gồm reflection)
📂 CHUẨN BỊ:
Handout:
“Bạn sẽ hỏi partner của mình một loạt các câu hỏi. Nhiệm vụ của bạn là theo dõi những thay đổi trong nét mặt, tư thế cơ thể, hơi thở,… khi partner của bạn trả lời câu hỏi. Hãy lưu ý và ghi nhớ tất cả những phản hồi ấy khi partner trả lời CÓ và so sánh với những lúc partner trả lời KHÔNG.
Phần A (lượt 1, đưa cho người A)
Nói với partner rằng bạn sẽ hỏi họ một loạt các câu hỏi và anh ấy/cô ấy phải trả lời trung thực là CÓ hay KHÔNG.
Dựa theo một số thông tin mà partner đã cung cấp ban đầu về họ, bạn hãy đặt ra 3 câu hỏi mà bạn biết chắc là anh ấy/cô ấy sẽ trả lời CÓ (ví dụ nếu trước đó anh ấy/cô ấy nói rằng có nuôi chó, hãy hỏi rằng anh ấy/cô ấy có nuôi thú cưng không?) Sau đó, bạn tiếp tục đặt ra 3 câu hỏi mà bạn biết chắc câu trả lời là KHÔNG (ví dụ nếu anh ấy/cô ấy nói rằng đã lập gia đình, hãy hỏi rằng anh ấy/cô ấy đang độc thân?)
Sau đó, bạn hãy tiếp tục đan xen những câu hỏi với kết quả CÓ và KHÔNG cho đến khi bạn nhận ra được rõ ràng khác biệt về hình thể của partner giữa 2 phản hồi này.
Phần B (lượt 2, đưa cho người B)
Nói với partner rằng bạn sẽ hỏi họ một loạt các câu hỏi và anh ấy/cô ấy có quyền trả lời trung thực hoặc không với từng câu hỏi.
Đặt ra một loạt câu hỏi tối nghĩa mà bạn cũng không biết chắc câu trả lời là gì. Ví dụ:
Hồi còn đi học, bạn có nhuộm tóc không?
Bạn có thích đi du lịch Ai Cập không?
Ba mẹ bạn, ai lớn tuổi hơn ai?
...
Sau mỗi câu hỏi, hãy quan sát và dự đoán xem câu trả lời đó có đúng hay không bằng cách sử dụng khả năng quan sát và cảm nhận của bạn. Sau đó kiểm tra lại câu trả lời với partner.”
📣 HƯỚNG DẪN:
Giới thiệu mục tiêu của hoạt động là nhằm gia tăng khả năng quan sát và cảm nhận của bản thân về những thay đổi cơ thể của đối phương trong quá trình giao tiếp.
Đề nghị mọi người bắt cặp với nhau. Sau đó, dành ít phút để các cặp giới thiệu sơ bộ một số thông tin cá nhân của nhau, như: họ sinh ra ở đâu, đang làm gì, có mấy đứa con, đã lập gia đình chưa,…
Đề nghị họ chọn ra ai sẽ là A và B
Lượt đầu tiên, phát mẫu handout A cho người A. Cho phép họ vài phút để tự học và hỏi lại nếu có điểm nào chưa hiểu rõ.
Sau đó, cho phép 5 phút để lượt 1 được tiến hành.
Tiếp tục lượt 2, phát mẫu handout B cho người B. Cho phép họ vài phút để tự học và hỏi lại nếu có điểm nào chưa hiểu rõ.
Sau đó, cho phép 5 phút để lượt 1 được tiến hành.
Sau khi kết thúc, mời mọi người quay trở lại để thảo luận về kết quả.
📝 THU HOẠCH:
Trong vai đặt câu hỏi, bạn quan sát được gì ở partner của mình khi họ trả lời không trung thực?
Trong lượt 2, hỏi xem người B đã dự đoán kết quả chính xác như thế nào và dựa vào đâu mà họ làm được như vậy?
Vì sao việc sử dụng khả năng quan sát của mình để nhìn ra các khuôn mẫu phản ứng của người khác lại quan trọng?
Nhận ra biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của người khác có thể cải thiện chất lượng của cuộc giao tiếp như thế nào, khi bạn ở trong vai trò một người hỗ trợ (ví dụ chăm sóc khách hàng, xử lý than phiền,…)
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1297448143781337/
Có vẻ do gần đây mọi người hỏi & làm nhiều về chủ đề Quản Lý Thời Gian, nên dường như sự chú ý của mình cũng bị neo vào các hoạt động trong chủ đề này trong lúc tìm kiếm tài liệu.
Ma trận Khẩn Cấp - Quan Trọng vẫn là nội dung quen thuộc trong chủ đề Quản Lý Thời Gian, nhưng làm cách nào để chuyển tải nội dung này mượt mà và "touching" hơn?
Hoạt động dưới đây là một cách tiếp cận khác để giới thiệu ma trận Khẩn Cấp - Quan Trọng: tập trung vào con người và giúp học viên hiểu ngay ra tính ứng dụng của ma trận này, thay vì là lý thuyết suông.
🎯 MỤC ĐÍCH: kết nối bản thân với những gì mong muốn đạt được trong tương lai
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45'
👬 NGƯỜI THAM GIA: cá nhân
📂 CHUẨN BỊ:
Giấy
Bút
📣 HƯỚNG DẪN:
Phát giấy bút cho học viên
Đề nghị học viên viết ra 10 việc họ đã làm ngày hôm trước vào một tờ giấy. Không nhất thiết các việc này phải theo thứ tự cụ thể, bất cứ việc gì nhớ được, khuyến khích học viên viết ra giấy. Dành cho họ 5 phút để làm việc này.
Bây giờ yêu cầu học viên dùng một tờ giấy khác, và viết lên đó những gì họ muốn bản thân mình đạt được trong vòng 5 năm tới (cho phép tất cả các khía cạnh của cuộc sống). Dành cho học viên 5 phút để làm việc này.
Cuối cùng, đề nghị học viên so sánh 2 mảnh giấy họ vừa viết ra. Một cách lý tưởng nhất, những việc họ đã làm ngày hôm trước nên phù hợp hoặc đóng góp cho những gì họ muốn đạt được trong tương lai. Nếu cả hai không khớp nhau, có vẻ như một ngày của họ đã được sử dụng không hiệu quả để phục vụ cho những mục tiêu, tham vọng của bản thân. Rốt cuộc thì mục đích cuối cùng của việc quản lý thời gian là đạt được những gì bản thân mong muốn.
Sau phần trao đổi trên, giới thiệu mô hình Khẩn Cấp - Quan Trọng và giải thích với họ rằng mỗi việc họ làm đều có thể nằm đâu đó trong 4 phần này. Nhấn mạnh rằng cách tốt nhất là tập trung vào những việc Quan Trọng/Không Khẩn Cấp nếu muốn đạt được những điều mà họ mong muốn. Cho phép thời gian để họ tự sắp xếp những việc trong mảnh giấy 1 vào ma trận này để họ nhìn rõ hơn.
📝 THU HOẠCH:
Cảm xúc của bạn như thế nào sau hoạt động này?
Bạn nghĩ gì về cách bạn dùng một ngày của bạn?
Bạn thấy như thế nào khi so sánh 2 mảnh giấy?
Bạn muốn bản thân thay đổi điều gì?
Bạn nên làm gì để bản thân tiến gần đến mục tiêu hơn?
Ma trận Khẩn Cấp - Quan Trọng có thể giúp ích cho bạn như thế nào trong quá trình ấy?
Trong trường hợp có đủ thời gian, và nếu bạn nghĩ rằng chỉ "ngày hôm qua" thôi thì không mang tính đại diện, có thể cho học viên nhớ lại 7 ngày vừa qua và viết ra nhiều nhất có thể. Bằng cách này, bức tranh của người học sẽ được mô tả chính xác hơn.
Link xem video trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1165939760265510/
🎯 MỤC ĐÍCH: Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, tưởng tượng, ứng biến và kết nối với người khác, kiểm soát sự lo lắng
👬 NGƯỜI THAM GIA: 5-12 người
⏰ THỜI GIAN: 15-20 phút (Bao gồm Reflection)
📂 CHUẨN BỊ:
Mọi người sẽ đứng theo vòng tròn và nắm chặt tay nhau
📣 HƯỚNG DẪN:
Cả nhóm sẽ thống nhất chọn 3 từ khóa của hôm nay, nên là những cụm từ có ý trái ngược nhau để thú vị hơn. Ví dụ: Yêu thương, giận dữ, hài hước…
Sau đó, bắt đầu từ người số 1 (chọn ngẫu nhiên), người số 1 sẽ nói 1 câu để bắt đầu một câu chuyện, người tiếp theo sẽ nói 1 câu để tiếp nối mạch câu chuyện đó. Xen kẽ trong câu chuyện thì người chơi sẽ bất ngờ nói tới từ khóa. Khi nghe tới từ khóa đó, cả nhóm phải ngay lập tức thể hiện ý nghĩa của từ khóa đó ra bằng hành động, biểu cảm, khuôn mặt, âm thanh…
Sau khi thể hiện xong, mọi người lại tiếp tục thực hiện câu chuyện đang kể
Quy trình sẽ kết thúc cho đến khi câu chuyện được kể hết vòng tròn và từ khóa được nhắc tới hết
Ví dụ:
Từ khóa cả nhóm chọn là ánh sáng, âm u và phấn chấn
Câu chuyện bắt đầu từ người số 1: Đó là một buổi sáng mùa đông giá lạnh. Người số 2: An và Mai nắm tay nhau đi học, trong lòng cảm thấy bồn chồn. Người số 3: Hai bạn quyết định không ăn sáng vì quá lo lắng cho kỳ thi. Người số 4: Sau 15 phút 2 bạn đã đến lớp. Người thứ 5: Lớp học nay có vẻ thiếu ánh sáng vì trời quá nhiều mây….Nói tới chỗ ánh sáng thì tất cả mọi người sẽ buông tay và làm động tác diễn tả ánh sáng. Sau đó tiếp tục tới bạn bên cạnh nói tiếp câu của mình
Trong phần kể chuyện của mọi người, đôi khi mọi người sẽ giật mình vì có nhiều từ hơi giống với từ khóa nên sẽ nhấp nhỏm, nên sẽ tạo được sự vui vẻ khi chơi
📝 THU HOẠCH:
Người chơi cảm thấy như thế nào khi chờ đợi đến lượt của mình và khi nghe vài từ có vẻ giống từ khóa trong khi chơi?
Người chơi đã làm gì để tiếp nối câu chuyện khi tới lượt mình? Điều gì khiến cho câu chuyện trở nên thú vị, chặt chẽ?
Để có thể phản ứng nhanh với câu chuyện, người chơi cần những yếu tố nào?
Có những điều gì mà người chơi phát hiện được ở bản thân và nhóm của mình sau khi trải qua hoạt động này?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1449119485280868/
🎯 MỤC ĐÍCH: mở ra cuộc thảo luận xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng trong việc ra quyết định (making decision)
👬 NGƯỜI THAM GIA: nhóm 2 người; không giới hạn số nhóm.
⏰ THỜI GIAN: 60 phút (bao gồm reflection)
📂 CHUẨN BỊ:
2 xấp lá bài cho mỗi nhóm:
Xấp đen: bao gồm các lá bài từ 1 đến 10 (tổng là 10 lá), tất cả là quân bài đen.
Xấp đỏ: bao gồm các lá bài từ 1 đến 10 (tổng là 10 lá), tất cả là quân bài đỏ
Giấy & bút cho mỗi nhóm.
📣 HƯỚNG DẪN: (Phần này tốt nhất nên mời một cặp tình nguyện lên làm demo trước lớp)
Mời 2 người, một người vào vai "Dealer"; một người vào vai "Decision Maker" (tên gọi để dễ phân biệt khi viết hướng dẫn, có thể đặt tên tuỳ thích trên thực tế)
Phát cho cặp này 2 xấp lá bài đen và đỏ, giấy và bút.
Giải thích rằng trong hoạt động này, mỗi lượt chơi sẽ có 10 vòng. Mục tiêu của hoạt động này là khi kết thúc 10 vòng, người "Decision Maker" có được số điểm càng cao càng tốt. Đề nghị "Dealer" ghi thứ tự 10 vòng sẵn lên giấy.
Tiến hành vòng 1: "Dealer" sẽ cầm bộ bài đen lên, và xào ngẫu nhiên nó. "Decision Maker" sẽ chọn ngẫu nhiên một lá bài từ bộ bài đen đó. Việc lựa chọn này sẽ dẫn đến 2 tình huống xảy ra và buộc "Decision Maker" phải ra quyết định:
4.1 Nếu lá bài đen có giá trị thấp hơn 6 (tức các lá bài từ 1 - 5), "Decision Maker" nghiễm nhiên được trọn số điểm tương ứng với giá trị lá bài. (Ví dụ rút đc lá 5 => 5 điểm)
4.2 Nếu lá bài đen có giá trị cao hơn 5 (tức các lá từ 6 đến 10), đây gọi là những "lá bài thử thách", và "Decision Maker" sẽ có 2 lựa chọn:
Nếu "Decision Maker" quyết định lấy lá bài đó => số điểm sẽ được tính tương ứng giá trị lá bài (Ví dụ: rút đc lá 8 => 8 điểm). Nhưng với điều kiện đi kèm: "Dealer" sẽ rút ngẫu nhiên lá bài trong xấp bài đỏ và bỏ chung vào xấp đen. Số lá bỏ vào sẽ = giá trị của lá bài thử thách trừ đi 5 (ví dụ: nếu rút được lá 6 và quyết định giữ => bạn đc 6 điểm và bị bỏ thêm 1 lá đỏ vào; rút được lá 9 và quyết định giữ => bạn đc 9 điểm và bị bỏ thêm 4 lá đỏ vào).
Nếu "Decision Maker" quyết định bỏ, "Decision Maker" sẽ không nhận được số điểm nào từ vòng này, và cũng không có lá bài đỏ nào bị thêm vào.
4.3 Vai trò của lá bài đỏ: nếu rút phải lá bài đỏ, bạn **bị trừ** số điểm tương ứng với giá trị của nó. (ví dụ rút nhầm lá 3 đỏ => trừ 3 điểm; rút nhầm lá 9 đỏ => trừ 9 điểm).
"Decision Maker" cũng có quyền dùng vòng của mình để "nhìn lại" bộ bài (bao gồm đen&đỏ) của Dealer đang giữ, và chọn bỏ đi bất kì lá đỏ nào tuỳ thích. Quyền này sẽ làm "Decision Maker" mất đi một vòng (số điểm vòng đó = 0)
Theo quy tắc như vậy, trò chơi sẽ liên tục lặp lại trong 10 vòng. Đi qua mỗi vòng, "Dealer" sẽ có nhiệm vụ ghi lại số điểm và tổng kết số điểm sau khi kết thúc
Sau khi kết thúc, 2 bên đổi vai cho nhau và lặp lại hoạt động.
📝 THU HOẠCH:
Hoạt động này giúp bạn nhìn thấy điều gì trong tính cách của mình và cách mình ra quyết định?
Bạn có bị áp lực bởi số điểm của người kia? Nếu có, nó ảnh hưởng như thế nào đến cách bạn ra quyết định trong suốt 10 vòng? Điều này diễn ra trong thực tế như thế nào?
Khi nhận được lá "thử thách" suy nghĩ và quyết định của bạn là gì? tại sao?
Bạn phản ứng như thế nào với điểm số thấp của mình?
Trong những vòng cuối cùng, cách ra quyết định của bạn thay đổi như thế nào so với những vòng đầu? Điều gì dẫn đến hành vi đó?
Bạn có sử dụng quyền "nhìn lại" không? Điều gì khiến bạn quyết định sử dụng quyền đó?
Gần như trong vòng cuối, mọi người đều chọn quyết định là lấy hết toàn bộ điểm mặc kệ rủi ro là gì? Bạn nghĩ sao về việc đó?
Bạn liên hệ được điều gì sau hoạt động này?
Đây là một game mình thấy rất "power" trong nội dung về ra quyết định. Hướng dẫn có thể hơi dài dòng, nhưng khi hiểu rồi bạn sẽ thấy nó rất đơn giản. Các yếu tố đề nghị để điều phối thành công game này là:
Tự mình chơi thử và cảm nhận trước
Tập hướng dẫn lại một cách rõ ràng, nếu không đạt yêu cầu, người chơi có thể bị bối rối và chơi sai luật.
Hãy chắc chắn rằng người chơi nắm rõ hoàn toàn luật chơi trước khi bắt đầu.
Các lá bài đen sau khi lấy điểm thì sẽ bỏ trở lại vào xấp đen và tiếp tục xào cho lần tiếp theo, không bỏ ra ngoài.
Làm cho nhịp điệu của hoạt động diễn ra thật chậm, như thế người chơi (và cả người điều phối) có dịp quan sát kĩ những phản ứng, suy nghĩ của "Decision Maker"
Mọi người sẽ có xu hướng tác động lên quyết định của "Decision Maker", hãy lưu ý trước với họ điều này: Để yên cho "Decision Maker" suy nghĩ và ra quyết định. Có thể đề cập đến hành vi này trong phần reflection, trong việc ra quyết định bởi tác động, lời khuyên của người khác.
Video hướng dẫn: https://www.facebook.com/ngoc.tran1259/videos/2762450560441150/
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1145770822282404/
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45'
👬 NGƯỜI THAM GIA: tuỳ chỉnh;
📂 CHUẨN BỊ:
9 vật để làm mốc
Không gian rộng rãi
Giải thưởng
Đồng hồ
📣 HƯỚNG DẪN:
Trước khi hoạt động diễn ra:
Đặt 9 vật mốc thành một hình vuông có khoảng cách, và vạch xuất phát như hình
Nhiệm vụ là: theo hiệu lệnh của người hướng dẫn, người tham gia sẽ chạy tới và chạm vào hết các vật mốc và sau đó quay trở lại vạch xuất phát.
Thời gian sẽ được tính khi rời khỏi vạch xuất phát và ghi lại thành tích của từng người.
Thông báo giải thưởng cho người nhanh nhất.
Quy tắc:
Vật mốc trung tâm phải được chạm vào đầu tiên, trước khi tiếp tục chạm tiếp các vật mốc khác.
Vật mốc trung tâm phải được chạm vào cuối cùng, sau khi đã chạm hết các vật mốc khác.
Mỗi vật mốc phải được chạm 1 lần (thích chạm nhiều hơn thì tuỳ), chỉ trừ vật mốc ở giữa là phải chạm tối thiểu 2 lần (đầu và cuối, như trên)
Người tham gia hoạch định chiến lược di chuyển, miễn đảm bảo các quy tắc trên.
Nếu các quy tắc trên không được tuân thủ, thời gian sẽ không tính và phải bắt đầu lại.
Đây là bài tập vận động, nên có khởi động nhẹ trước khi tham gia. Ngoài ra, linh động phần reflection tuỳ theo tình huống để đảm bảo sự thoải mái và tập trung của người tham gia.
📝 THU HOẠCH:
Các yếu tố thành công trong game này là gì?
Chiến lược nào đã được sử dụng hiệu quả?
Người chiến thắng đã thể hiện chiến lược như thế nào?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1340510909475060/
🎯 MỤC ĐÍCH: mở ra cuộc thảo luận về những tác động của việc nhận ra điều kiện giao tiếp của mình và người khác.
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45' (bao gồm reflection)
👬 NGƯỜI THAM GIA: 1:1 ; nếu lớp lớn có thể chia nhóm và tương tác 1:1 trong nhóm.
📂 CHUẨN BỊ:
20 cây tăm xỉa răng cho mỗi người
Bộ thẻ nhiệm vụ (từng nhiệm vụ là 1 thẻ riêng lẻ):
Với bạn, giao tiếp bằng mắt là một sự phản cảm. Khi nói chuyện, bạn cố gắng không nhìn vào mắt của người đối diện. Và ngược lại, bạn cũng cố gắng né tránh ánh mắt từ người nghe. Nếu người đối diện nhìn vào mắt bạn, hãy đưa cho anh ta/cô ta một cây tăm cho mỗi lần vi phạm (và không nói gì cả).
Bạn muốn biết rằng mọi người đang lắng nghe khi bạn nói và mong đợi họ thể hiện điều đó bằng cách gật đầu. Ngược lại, bạn cũng gật đầu khi nghe người khác nói. Khi bạn đang nói, nếu người nghe không gật đầu, hãy đưa cho anh ta/cô ta một cây tăm (và không nói gì cả)
Bạn cảm thấy phản cảm và bị đe dọa khi người đối diện đứng gần bạn trong phạm vi dưới 0,5 mét. Bạn luôn giữ khoảng cách xa hơn khi nói chuyện với mọi người. Đưa cho anh ta/cô ta một cây tăm nếu họ đến quá gần bạn, và tiếp tục đưa tăm nếu anh ta/cô ta không thay đổi vị trí trong suốt cuộc trò chuyện. (và không nói gì cả)
Bạn thích nhịp chân khi nói chuyện với ai đó. Bạn cũng mong muốn đối phương làm vậy với mình trong lúc trò chuyện để bạn cảm thấy thoải mái. Đưa cho họ 1 cây tăm nếu họ không nhịp chân khi nói chuyện với bạn (và không nói gì cả). tiếp tục đưa tăm nếu anh ta/cô ta không thay đổi.
Bạn thích diễn đạt trôi chảy lời nói, ý tưởng và cảm thấy bị phân tâm nếu người đối diện sử dụng các từ đệm như “um”, “ah” , “eh” trong lúc nói. Nếu mọi người vi phạm điều này, hãy đưa cho họ 1 cây tăm cho mỗi lần như vậy. (và không nói gì cả)
Khi nói, bạn thường xuyên tạm dừng một đoạn tương đối lâu giữa các ý, nhưng bạn không muốn bị người đối diện gián đoạn cho đến lúc nói xong suy nghĩ của mình. Bạn cũng sẽ không làm gián đoạn người khác khi họ nói. Nếu mọi người làm gián đoạn bạn và không kiên nhẫn với những quãng thời gian bạn tạm dừng, hãy đưa cho họ 1 cây tăm cho mỗi lần như vậy (và không nói gì cả).
📣 HƯỚNG DẪN:
Giới thiệu rằng người chơi sẽ được phát một bộ 20 que tăm, và ngẫu nhiên chọn 1 thẻ với nhiệm vụ trên đó.
Người chơi sẽ bắt cặp trò chuyện với nhau (chủ đề tự chọn), mỗi lượt trò chuyện khoảng 2 phút, sau đó tự động đổi người khác. Mỗi người chơi phải gặp ít nhất 3 người khác để trò chuyện trong khi hoạt động diễn ra (khuyến khích nhiều hơn).
Trong lúc trò chuyện, người chơi phải ghi nhớ và thực hiện đúng nhiệm vụ trên thẻ của mình. Gửi cho đối phương tăm nếu họ vi phạm và tuyệt đối không được giải thích gì.
Sau thời gian cho phép hoạt động diễn ra (10-15'). Kết thúc và kiểm tra lại số tăm của mọi người. Người có số tăm còn lại ít nhất sẽ dành chiến thắng (thể hiện cho việc rất ít vi phạm điều kiện giao tiếp của người khác)
Yếu tố thành công:
Khả năng có thể xảy ra là mọi người tập trung vào chuyện thắng thua, hoặc chưa thật sự hiểu rõ hoạt động. Cần giải thích rõ và giúp mọi người tham gia cuộc nói chuyện một cách tự nhiên nhất. Các cặp trò chuyện nên có khoảng cách với nhau để tránh phân tâm.
Với lớp đông hơn, khuyến khích sáng tạo thêm các điều kiện giao tiếp để tránh gây trùng lắp quá nhiều.
📝 THU HOẠCH:
Cảm giác của bạn như thế nào khi nhận tăm từ người khác?
Cảm giác của bạn như thế nào khi đưa tăm cho người khác?
Tăm là một phép trực quan hoá, trong thực tế, bạn "nhận được" gì khi vi phạm điều kiện giao tiếp của người khác?
Có dễ dàng nhận ra những điều kiện giao tiếp của người khác không?
Những cách nào để hạn chế vi phạm điều kiện giao tiếp của người khác?
Những cách nào để giúp đối phương không vi phạm điều kiện giao tiếp của bản thân mình?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1133658420160311/
⏰ THỜI GIAN: 15 - 30 phút
👬 NGƯỜI THAM GIA: Tùy chỉnh.
📂 CHUẨN BỊ: Không
📣 HƯỚNG DẪN:
Viết/chiếu phát biểu về vấn đề (như hình). Có thể dựa vào mẫu này để linh hoạt các vấn đề khác nhau để người tham gia lựa chọn.
Giải thích rằng người tham gia có thể thay thế các từ trong câu phát biểu về vấn đề và sau khi đã thay đổi, hãy xem ý nghĩa của vấn đề thay đổi như thế nào?
Có thể đề nghị người tham gia liệt kê ra các từ ngữ thay thế (thay vì cung cấp sẵn) để tăng sự chủ động của học viên.
📝 THU HOẠCH:
Bạn thấy như thế nào về vấn đề được phát biểu lại? Nó có tốt và chi tiết hơn?
Hoạt động này hữu ích cho việc đưa ra các giải pháp như thế nào?
Làm cách nào để áp dụng những gì có được sau bài tập này vào nơi làm việc?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1340515196141298/
⭕️ CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO: #giaotiepact
⭕️ THỜI GIAN: 30' (bao gồm reflection)
⭕️ DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ: bộ bài tây
⭕️ HƯỚNG DẪN (áp dụng cho tất cả các biến thể):
1. Phát cho mỗi người một lá bài. Đề nghị họ không xem lá bài mình đang cầm
2. Hướng dẫn mọi người để lá bài của mình khéo léo (tự họ không nhìn thấy) lên trán, hướng ra ngoài
3. Nói với mọi người rằng chúng ta quy ước các lá bài có giá trị từ thấp đến cao tương tự như bài tiến lên (con 3 thấp nhất; con 2 cao nhất)
4. Mọi người được cho phép 2’ để đi vòng quanh giao lưu với nhau (không được nói) bằng cách bày tỏ cảm xúc, thái độ của mình đối với lá bài trên trán người khác, phụ thuộc vào giá trị mà họ đang có. Ví dụ: số 3 sẽ nhận được những cái nhìn khinh miệt, ngó lơ; Con Át sẽ nhận được sự tán tụng, cung phụng,… tương tự cho các giá trị khác theo quy ước trên.
5. Cho phép mọi người thời gian để giao lưu và tiếp cận hết một lượt
6. Sau khi kết thúc thời gian, đề nghị mọi người tự sắp mình vào các nhóm GIÁ TRỊ THẤP (3-6) ; GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH (7 – 10); GÍA TRỊ CAO (còn lại). Dựa trên những phản hồi khi tương tác với mọi người, mỗi người tự sắp mình vào nhóm mà họ cho rằng mình đang thuộc về
7. Sau khi đã ổn định, cho phép mọi người xem lá bài của mình.
⭕️ CÁC YẾU TỐ ẨN DỤ TRONG HOẠT ĐỘNG:
- Giá trị của lá bài tương ứng với những định kiến mà chúng ta gán cho người khác
- Định kiến rất đa dạng: dân tộc, vùng miền, quần áo, chức vị, năng lực, thái độ,…
Bài tập này có thể nói rất nhiều về định kiến và cách mọi người cư xử với nhau. Cho phép các cuộc nói chuyện đào sâu để có thêm nhiều insight.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1080402652152555/
"Performance punishing" - trừng phạt hiệu suất? Không biết dịch sao nữa.
Đại ý nó mô tả tình huống khi sếp thấy nhân viên thể hiện hiệu suất làm việc tốt, anh ta giao thêm việc cho họ. Khi họ làm tốt, anh ta lại tiếp tục giao việc thêm. Cứ thế lặp lại không hồi kết. Và rốt cuộc nó làm cho chính nhân viên đó cảm thấy kiệt sức và giảm hiệu suất đi.
Một ví dụ khác gần gũi hơn là chuyện đúng giờ, ta đến sớm trong một buổi họp, và rốt cuộc phải chờ những người khác đến tận 30 phút rồi buổi họp mới bắt đầu.
Tự nhiên điều này làm mình nhớ đến một hoạt động hoạt náo trên xe trong một chuyến đi teambuilding. Hướng dẫn viên chia 2 dãy ghế thành 2 team A và B rồi đưa ra chủ đề "Cá". Nhiệm vụ của 2 team là: khi đến lượt, mỗi bên phải nhắc lại toàn bộ con cá đã được nêu trước đó, và thêm vào một con cá mới.
A: Cá hồi
B: Cá hồi, cá mập
A: Cá hồi, cá mập, cá lòng tong
B: Cá hồi, cá mập, cá lòng tong, cá ba đuôi
A: Cá hồi, cá mập, cá lòng tong, cá ba đuôi, cá chẽm
B: Cá hồi, cá mập, cá lòng tong, cá ba đuôi, cá chẽm, cá đuối.
A: Cá hồi, cá mập, cá lòng tong, cá ba đuôi, cá chẽm, cá đuối, cá lăng.
B: Cá hồi, cá mập, cá lòng tong, cá ba đuôi, cá chẽm, cá đuối, cá lăng, cá diêu hồng.
......
Cứ thế, trò chơi kết thúc khi bên nào đó không thể liệt kê đầy đủ danh sách. Cá nhiều lên, xe rộn rã tiếng cười, còn trí nhớ thì mỏi mệt.
Ngẫm lại thấy, đúng là một dạng "trừng phạt trí nhớ".
Đọc thêm một chút về "Performance punishing" tại ĐÂY
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1295335527325932/
⏰ THỜI GIAN: 15 - 30p
👬 NGƯỜI THAM GIA: Làm cá nhân.
📂 CHUẨN BỊ:
Giấy và bút cho mỗi người tham gia
📣 HƯỚNG DẪN:
Đề nghị mọi người dùng bút chia giấy ra làm 3 cột.
Hoạt động sẽ diễn ra trong 2 round. Mọi người sẽ nỗ lực trong cả 2 round, và sau đó cùng so sánh kết quả.
Round 1:
1, Giả định bạn đang có cùng lúc 3 dự án phải hoàn tất. 3 dự án đó là:
Viết các chữ cái từ A - J
Viết các số từ 1 - 10
Viết các kí tự la mã "I" đến "X"
2, Mỗi cột trên giấy tương ứng với một dự án. Nhiệm vụ của bạn là viết theo trình tự: 1 chữ cái trong cột đầu tiên; sau đó tiếp tục sang cột thứ 2; sau đó là thứ 3; rồi quay lại.
3, Ghi lại thời gian cho quá trình hoàn tất 3 dự án theo cách này.
Round 2:
1, Vẫn 3 dự án đó, nhưng lần này thay đổi cách làm. Bạn sẽ hoàn tất hết 1 dự án; sau đó chuyển sang dự án 2; rồi dự án 3
2, Ghi lại thời gian cho quá trình hoàn tất 3 dự án theo cách này.
3, Tập hợp mọi người trở lại, trình bày kết quả, và cùng thảo luận về chuyện gì vừa xảy ra.
📝 THU HOẠCH:
Khi nói "có khả năng làm việc đa nhiệm", bạn nghĩ đến điều gì?
Bạn có dự đoán được trước kết quả của bài tập này?
Điều gì khiến mọi người vẫn nhấn mạnh vào khả năng làm việc đa nhiệm khi nó không thực sự hiệu quả, nhất là khi liên quan đến các công việc trí óc?
Những chiến lược nào bạn có thể sử dụng để rèn luyện trí óc của mình nhằm tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm và chống lại sự cám dỗ của việc chuyển qua liên tục các công việc?
Những cách bạn sẽ thay đổi để tăng hiệu suất của bạn sau khi tham gia bài tập này?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1340416772817807/
🎯 MỤC ĐÍCH: mở ra cuộc thảo luận về việc đặt nhiều góc nhìn khác nhau trong giải quyết vấn đề.
👬 NGƯỜI THAM GIA: cá nhân hoặc nhóm đều được
⏰ THỜI GIAN: 30 phút (bao gồm reflection)
📂 CHUẨN BỊ:
Template 1 & 2 (ảnh đính kèm tại bài post NÀY)
📣 HƯỚNG DẪN:
Cung cấp template 1 cho nhóm (hoặc cá nhân)
Đề nghị nhóm (cá nhân) cắt thành 4 mảnh ghép như hình
Yêu cầu: sắp xếp 4 mảnh ghép này để tạo ra một hình vuông lớn nhất có thể.
Điều kiện: không được gấp hoặc cắt bỏ các mảnh. Các mảnh phải cùng chiều với nhau (cùng ngửa hoặc cùng sấp hết).
Lưu ý nói rõ yêu cầu như hướng dẫn vì nó là thông tin duy nhất mà nhóm được cung cấp. Thông thường, sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến đề bài. Giữ sự tự nhiên và nhắc họ rằng đề bài chỉ có như vậy. Các nhóm sẽ loay hoay sắp xếp mảnh ghép để tìm giải pháp. Một số trường hợp, các nhóm đều không có ý tưởng nào để giải quyết, người hướng dẫn có thể đưa ra thêm gợi ý: "Hãy bỏ qua những thông tin thừa".
Đáp án: hình vuông tạo ra ở bên trong (xem template 2).
📝 THU HOẠCH:
Điều gì đã làm nhóm bối rối trong hoạt động vừa rồi?
Giả định của nhóm ở đây là gì?
Liệu nhóm có vô tình lướt qua giải pháp này trong quá trình thử kết quả?
Thông thường, khi giải quyết vấn đề, cần biết rõ những thông tin nào là cần thiết và bỏ qua các yếu tố làm xao nhãng. Trong tình huống này là là các mảnh ghép.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1115618155297671/
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
200g hạt đậu
Giấy A4
Bút vẽ
📣 HƯỚNG DẪN:
Phân phát: Mỗi nhóm một nhúm đậu, giấy A4 và bút vẽ
Bước 1: Nhóm có 20s để lấy ra đúng 100 hạt đậu
Bước 2: Theo WHO, tuổi thọ trung bình khoảng 75 --> lấy đi 25 hạt đậu. Vây mỗi hạt đậu đang có là 1 năm đời người
Bước 3: Lần lượt vẽ khu vực và phân phối số đậu tương ứng cho từng khoảng thời gian trong đời người (ăn, ngủ, đi vệ sinh, di chuyển , ...). VD đời người dành 1/3 thời gian để ngủ --> Vẽ chiếc giường và để 25 hạt đậu. Lưu ý số đậu sắp xếp cho các việc làm ở bước này được người quản trò quy ước chung.
Bước 4: Nhóm đếm số đậu còn lại, thảo luận phân phối số đậu còn lại sau các hoạt động đã được đưa ra cho việc học, giải trí, làm việc.
📝 THU HOẠCH:
Số đậu chúng ta còn lại có nhiều không? Bạn có muốn thêm không?
Việc sắp xếp chúng có giống nhau giữa nhóm này và nhóm khác không?
Bạn đã sắp xếp số đậu còn lại theo thứ tự thế nào?
Ai là người quản lý những hạt đậu này?
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Trừ đi thời gian cho những nhu cầu tối thiểu, cuộc đời vốn rất ngắn để làm những việc quan trọng
Mỗi người có một lộ trình là nguồn năng lượng khác nhau để sắp xếp thời gian
Thay vì chỉ tập trung đến những thứ gấp rút, hãy quan tâm thêm đến những điều quan trọng
Thời gian nằm trong tay bạn, quản lý thời gian là quản lý chính mình
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1409640465895437/
"Jolts là một hoạt động diễn ra rất nhanh, có khi chỉ khoảng 2-3p, nhưng tạo ra trải nghiệm đủ sâu để giúp người học có thể khai thác.
Đây là 1 Jolts như vậy
Hoạt động này nằm trong quyển “50 Trò Chơi Cho Đời Thảnh Thơi”
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Trong hoạt động này, mỗi người tham gia sẽ giữ trong tay một viên nước đá nhỏ cho đến khi nó tan chảy và quan sát những thay đổi bên trong của mình trong quá trình đó.
️🎯 MỤC ĐÍCH:
Giúp làm quen với việc đưa sự chú tâm đến những thay đổi bên trong của mình.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Thông minh cảm xúc
Nhận thức bản thân
Sự chú tâm
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Tối thiểu 1 người và tối đa không giới hạn.
⏰ THỜI GIAN:
5 phút (không bao gồm reflection)
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
Các viên nước đá nhỏ (kích cỡ như đá bi), dễ dàng cầm nắm
Các dụng cụ hỗ trợ để giữ vệ sinh khu vực diễn ra hoạt động
📣 HƯỚNG DẪN:
Giới thiệu nhanh về mục đích của hoạt động
Đề nghị mỗi người tiến đến và nhặt cho mình 1 viên nước đá bên trong chậu. Trước khi nhặt lên, đề nghị người tham gia chú ý xem cảm nghĩ của mình lúc đó như thế nào.
Bắt đầu nhặt viên đá lên và giữ nó trong tay cho đến khi viên nước đá tan chảy hoàn toàn. Cho người tham gia biết rằng có thể sẽ có những khoảnh khắc hơi khó chịu một chút, nhưng việc này an toàn và sẽ không làm họ đau. Nếu người tham gia cảm thấy khó chịu trong quá trình này, khuyến khích họ hít thở và cố gắng vượt qua. Trong trường hợp không thể, người tham gia có thể tạm đặt nó xuống rồi lại nhặt lên và tiếp tục.
Trong lúc giữ viên đá trong tay, hãy chú ý đến cảm giác bên trong của mình, và cảm giác của bàn tay.
Hoạt động kết thúc khi toàn bộ các viên đá trên tay người tham gia đã tan chảy hoàn toàn.
📝 THU HOẠCH:
Cảm xúc và suy nghĩ của bạn là gì trước khi bắt đầu?
Điều gì đến với suy nghĩ của bạn sau khi nhặt viên đá lên?
Cảm xúc của bạn thay đổi như thế nào trong quá trình giữ viên đá trong tay?
Cảm xúc đó khó chịu hay dễ chịu và bạn đã vượt qua như thế nào?
Những thời điểm mà bạn muốn bỏ viên đá xuống, bạn suy nghĩ gì?
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Cảm xúc dù tích cực hay tiêu cực, đều là 1 tín hiệu cần được để tâm.
Quan sát cảm xúc thường xuyên giúp dễ dàng chăm sóc chính mình hơn.
Quan sát những khó chịu xảy ra trên cơ thể cũng giúp ta nhận biết về bản thân mình tốt hơn.
🌱 CÁC BIẾN THỂ:
Đề nghị người tham gia thử chậm rãi di chuyển viên nước đá đến các vị trí nhạy cảm hơn trên cơ thể và quan sát phản ứng của mình. So sánh nó với những gì diễn ra khi giữ viên đá bằng tay.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1562768140582668/
"Vật tay" là một trò chơi đơn giản, có thể sử dụng trong các workshop về đàm phán, thương lượng, xử lý mâu thuẫn #giaiquyetxungdotact. Nó cho thấy rõ những xu hướng hành xử của cá nhân:
Luôn lựa chọn theo hướng: hoặc có tất cả, hoặc không có gì cả
Luôn xem đối tác đàm phán là đối thủ
Luôn gặp hạn chế trong việc tìm ra giải pháp tối ưu cho tình huống
📣 HƯỚNG DẪN:
1. Cho phép người chơi bắt cặp với nhau
2. Vào tư thế chuẩn bị vật tay, 2 khuỷu tay đặt cố định lên bàn
3. Giải thích rằng nhiệm vụ của hoạt động này rất đơn giản:
Bạn sẽ có 1 điểm nếu mu bàn tay của đối thủ chạm xuống bàn
Bạn phải cố gắng lấy nhiều điểm nhất có thể, và không cần quan tâm đến điều gì khác.
Mỗi điểm số có được tương đương với 1 viên kẹo M&M, hãy lấy thật nhiều kẹo cho mình.
4. Cho phép 3 phút để hoạt động diễn ra
📝 THU HOẠCH:
1/ Hỏi xem có bao nhiêu người đã có được kẹo: 0 điểm? 1-5 điểm? 6-20 điểm? hơn 20 điểm?
2/ Đối với các cặp có nhiều điểm, hãy hỏi làm thế nào hoặc tại sao họ làm những gì họ đã làm. Ai đã nói gì với ai? Lúc đó bạn nghĩ gì? Giải thích rằng, nếu sử dụng cách thỏa hiệp cùng nhau, 2 bên chạm tay qua chạm tay lại thì điểm số sẽ có rất nhiều và có thể cùng chia với nhau.
3/ Cuối cùng, thảo luận về các xu hướng cạnh tranh luôn có và cách để né tránh chúng khi cần xử lý khéo léo một tình huống có tính chất cạnh tranh.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1092212050971615/
⏰ THỜI GIAN: 45 phút
🌟 HÌNH THỨC: Lớp học online hay offline đều dùng được
👬 NGƯỜI THAM GIA: làm cá nhân/nhóm
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
Giấy, bút
Khuyến khích dùng giấy note
📣 HƯỚNG DẪN:
1. Giới thiệu nhanh đây là một cuộc thi thử thách khả năng ngôn ngữ của các nhóm
Chia thành các nhóm/cá nhân với số lượng tuỳ chỉnh.
Viết ra/trình chiếu dãy chữ cái cho trước (xem hình)
Đề nghị các nhóm sao chép lại xuống giấy/giấy note của mình (hoặc chuẩn bị sẵn cho họ)
2. Giới thiệu cách chơi
Nhiệm vụ của các nhóm là sử dụng các chữ cái cho trước để tạo ra các từ (1 hoặc tối đa 2 chữ, tiếng Việt, có nghĩa) dài nhất có thể trong mỗi vòng.
Nhóm có 3 phút để thảo luận trước mỗi vòng, sau đó cho biết từ mình dùng là gì.
Các chữ cái đã được dùng cho từ trước đó, sẽ không được dùng lại trong vòng tiếp theo
3. Quy tắc xác định nhóm chiến thắng
Sau mỗi vòng, trainer xác định nhóm chiến thắng của vòng đó.
Sau 3 vòng, nhóm nào chiến thắng 2 vòng trở lên (không cần liên tục) sẽ là nhóm thắng chung cuộc
Game sẽ diễn ra như thế nào?
Ngay từ đầu, các nhóm sẽ “vận hết nội công” để đưa ra từ dài nhất ngay trong vòng 1 với mong muốn dành chiến thắng.
Trong vòng 2, các từ bắt đầu ngắn lại hơn (một số nhóm có thể sử dụng lại, hoặc xài lố các chữ cái đã cho, trainer cần nhờ các nhóm đối chiếu phụ). Một cách kiểm soát tốt hơn mình nhìn thấy là viết các chữ cái vào từng sticky note, khi dùng rồi là sẽ không còn cầm trên tay nữa, rất dễ kiểm soát.
Vòng 3, các nhóm hụt hơi vì các chữ cái còn lại rất vụn vặt và khó lắp ghép.
💥BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA: Hoạt động này đưa đến các phản hồi về:
Hiểu rõ về “game” mình đang chơi
Hiểu rõ đối thủ của mình và dự đoán cách họ sẽ chơi
Lựa chọn chiến lược phù hợp.
Tầm quan trọng của chiến lược dài hạn.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1486004628259020/
Dịch từ Jolts! - Activities to WAKE UP and ENGAGE Your Participants - Sivasailam "Thiagi" Thiagarajan và Tracy Tagliati
Thực trạng công sở toàn cầu luôn đòi hỏi các cá nhân và tổ chức thiết lập các liên minh ngắn hạn/tạm thời. Jolt liên hoàn này (chơi làm 2 lượt) giúp khám phá bản chất của việc đàm phán và thiết lập các liên minh.
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Người chơi được yêu cầu thành lập các liên minh tài sản với các người chơi khác trong 1 khoảng thời gian cho phép. Những con số trên lá bài của bộ bài tú lơ khơ (2,3,4,5) đại diện cho khối lượng tài sản của mỗi người chơi. Quản trò chia ngẫu nhiên các lá bài khi bắt đầu hoạt động. Những người chơi thành công trong việc thiết lập liên minh với tổng tài sản vượt qua 1 định mức cho trước được quyền phân chia lợi nhuận.
️🎯 MỤC ĐÍCH:
Để tìm hiểu việc hình thành cũng như động lục hình thành nên những liên minh ngắn hạn
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Teamwork
Hợp tác
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Từ ba người trở lên, nhưng lý tưởng là 5 người
Có thể phân chia các nhóm lớn thành các nhóm chơi nhỏ từ 3 tới 6 người (5 nhóm)
⏰ THỜI GIAN:
5 phút cho hoạt động
Từ 7 đến 15 phút cho thu hoạch (debriefing)
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
1 bộ 5 lá bài tây: Ace (1), 2,3,4,5 chất gì cũng được
Đồng hồ đếm ngược
Còi
📣 HƯỚNG DẪN:
Phổ biến luật chơi:
Tráo các lá bài, lật mặt bài xuống, và chia mỗi lá bài cho 1 người chơi (nhóm chơi). Yêu cầu người chơi show lá bài cho những người khác. Mỗi người chơi (nhóm chơi) sẽ đóng vai 1 CEO của 1 tập đoàn lớn và con số trên lá bài tượng trưng cho tổng tài sản của tập đoàn mà người chơi (nhóm chơi) đang lãnh đạo.
Tuyên bố đấu thầu:
Yêu cầu mỗi người chơi (nhóm chơi) phải thiết lập liên minh với những người chơi (nhóm chơi) khác để có được tổng tài sản tối thiểu là 8 (ví dụ 4+5=9>8 hoặc 4+3+1=8). Việc thành lập liên minh để có đủ tài sản sẽ cho phép liên minh đủ điều kiện đấu thầu 1 dự án xuyên quốc gia rất lớn, với lợi nhuận đảm bảo lên tới 16 triệu USD.
Nhấn mạnh 2 điều kiện:
Nhấn mạnh rằng tổng tài sản của liên minh để thắng thầu phải bằng hoặc nhiều hơn 8. Ngoài ra các thành viên liên minh phải đi đến đồng thuận họ sẽ chia lợi nhuận theo tỉ lệ ra sau khi nhận được khoản lợi nhuận 16 triệu USD.
Khuyến khích đàm phán:
Có rất nhiều cách để thành lập liên minh có tổng tài sản bằng hoặc hơn 8, khuyến khích người chơi đàm phán với nhau để tối đa hóa phần lợi tức mà họ sẽ nhận được.
Triển khai hoạt động:
Tuyên bố thời gian cho phép để mọi người đàm phán là 3 phút, và đặt hẹn giờ. Bắt đầu hoạt động. Nếu có người chơi/nhóm chơi nào thông báo đã hoàn thành nhiệm vụ, quản trò cần đảm bảo nhóm này có tổng tài sản bằng hoặc hơn 8 VÀ tỉ lệ chia lợi tức (16 triệu USD) đã được các bên đồng thuận. Yêu cầu những người chơi/nhóm chơi hoàn thành hoạt động viết lên giấy tổng lợi nhuận họ có được từ 16 triệu USD. Thổi còi khi 3 phút kết thúc để dừng việc đàm phán.
Tổ chức vòng chơi thứ 2:
Thu lại và tráo các lá bài và chia lại bài mới cho người chơi/nhóm chơi. Lần chơi thứ 2, cho người chơi biết rằng kinh tế toàn cầu đã thay đổi, và nếu các liên minh được thành lập thành công (Tổng tài sản = hoặc >8), lợi nhuận đảm bảo từ dự án sẽ là 20 triệu USD. Cho người chơi/nhóm chơi 2 phút để thiết lập liên minh mới. Trò chơi vẫn diễn ra như tiến trình cũ và quản trò thổi còi kết thúc sau 2 phút.
📝 THU HOẠCH:
Tổ chức thảo luận thu hoạch với những câu hỏi sau:
Bạn cảm thấy thế nào khi trở thành thành viên của 1 liên minh thành công? Bạn cảm thấy thế nào khi không được tham gia 1 liên minh thành công?
Có những hành vi nào của người chơi/nhóm chơi giống và khác trong 2 lượt chơi?
Những hành vi trong lượt 1 có ảnh hưởng đến hành vi của người chơi trong lượt 2 không?
Các thành viên của liên minh đã chia sẻ lợi nhuận ra sao?
Uy tín của bạn trong lượt 1 có ảnh hưởng tới cách mọi người cư xử với bạn trong lượt 2 không?
Trò chơi này giống với những sự kiện/tình huống nào trong công việc/công ty của bạn?
Điều gì có thể xảy ra nếu tất cả các liên minh thành lập có cùng số tài sản?
Nếu chơi thêm 1 lượt nữa, mọi người nghĩ sẽ có chuyện gì?
💥BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Những gì đã xảy ra giữa các thành viên trong lượt 1 sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những gì xảy ra trong lượt 2
Những thành viên/nhóm chơi từng bị loại trừ/bỏ rơi trong lượt 1 có xu hướng muốn loại trừ/bỏ rơi người khác/nhóm khác trong lượt 2
Lợi ích kinh doanh và các mối quan hệ thường mâu thuẫn với nhau
🌱 CÁC BIẾN THỂ:
Nếu không có bài tây, quản trò có thể chuẩn bị giấy cỡ bằng lá bài và viết lên các con số từ 1 tới 5
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1461971900662293/
⏰ THỜI GIAN: Khoảng từ 30-45 phút.
👬 NGƯỜI THAM GIA: 5 nhóm, mỗi nhóm 3-5 người
📂 CHUẨN BỊ:
Bộ card A: (5 thẻ tương ứng 5 nội dung)
Design a waterproof container.
Design a watertight container.
Design a water-resistant container.
Design a leakproof container.
Design a water-repellant container
Bộ card B: (5 thẻ đều cùng 1 nội dung)
"Thiết kế một vật dụng/thiết bị nổi trên mặt nước”
Giấy và bút cho nhóm
📣 HƯỚNG DẪN:
· Chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm 3-5 người.
Lượt 1:
Phát cho mỗi nhóm 1 thẻ trong bộ thẻ A. Cung cấp giấy bút cho nhóm.
Mỗi nhóm sẽ có 5 phút để phát triển giải pháp tốt nhất cho vấn đề
Sau 5 phút, mỗi nhóm sẽ đọc thẻ của mình lên, đồng thời trình bày giải pháp. Sau đó, điều phối so sánh giải pháp giữa các nhóm.
Lượt 2:
Nhóm sẽ có 5 phút để tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề khác. Phát cho mỗi nhóm 1 thẻ trong bộ thẻ B.
Giải thích rằng lần này các nhóm sẽ có chung một vấn đề với nhau. Sau 5 phút mỗi nhóm sẽ trình bày giải pháp của mình, so sánh sự khác nhau.
📝 THU HOẠCH:
· Số lượng và chất lượng các giải pháp được đưa ra trong lượt 1 và lượt 2 có gì giống và khác nhau?
· Việc diễn giải vấn đề theo những cách khác nhau ảnh hưởng thế nào đến giải pháp ?
· Chúng ta có thể sử dụng những thông tin này để cải thiện khả năng giải quyết vấn đề ở nơi làm việc ra sao?
🌟 GÓC NHÌN CÁ NHÂN CỦA TRẦN XUÂN NGỌC:
Điểm thú vị của hoạt động này là chỉ ra việc diễn giải vấn đề có thể ảnh hưởng đến hướng tiếp cận và giải pháp được đưa ra, và mở rộng ra không chỉ trong giải quyết vấn đề.
Khi áp dụng hoạt động, nên chỉnh sửa lại cáchướng dẫn trong bộ thẻ cho phù hợp, và nên chạy thử để xem các phản hồi trước khi triển khai.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1332668273592657/
🎯 MỤC ĐÍCH: (trong giao tiếp) phân biệt giữa Thực tế (Fact) và Quan điểm (Opinion)
👬 NGƯỜI THAM GIA: nhóm nhỏ
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45 phút (bao gồm reflection)
📂 CHUẨN BỊ:
Bộ thẻ Fact/Opinion. Trên mỗi thẻ là một phát biểu.
Dưới đây là gợi ý mẫu:
Phụ nữ thường thông minh hơn đàn ông.
Người Việt Nam nhìn chung khá thân thiện.
Đàn ông thường giỏi thể thao.
Vĩnh Long là một tỉnh của Việt Nam.
Thế giới bây giờ tốt hơn cách đây 100 năm nhiều.
Những người bán vé số thường mặc cảm vì công việc của họ.
Sông Mê Kông là con sông lớn ở Châu Á.
Phụ nữ làm giáo viên tốt hơn là đàn ông.
Mỹ là quốc gia giàu nhất thế giới.
Người Việt Nam thích ăn phở.
Nhiều người giàu có cuộc sống không hạnh phúc.
Việt Nam là quốc gia có diện tích đất nông nghiệp lớn ở Châu Á.
Người đi xin ăn là những kẻ lười biếng.
Do Thái Giáo là một tôn giáo.
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới
Hầu hết người dân ở các tỉnh vùng sâu vùng xa đều không hạnh phúc.
📣 HƯỚNG DẪN:
Giới thiệu về mục đích của hoạt động.
Làm một ví dụ dễ hiểu chung cho cả lớp bằng cách thông tin sau:
Lan có đôi mắt đen.
Phòng này có 4 cửa sổ
Việt Nam là quốc gia ở Đông Nam Á.
Căn phòng này ấm áp quá.
Lớp học này thiệt nhàm chán.
Xe hơi tốt nhất là từ các hãng của Mỹ
Yêu cầu mọi người xác định đâu là Fact & Opinion.
Sau khi kết thúc phân loại, yêu cầu mọi người bắt cặp và đưa ra định nghĩa (hoặc cách hiểu) của bản thân về Fact & Opinion. Có thể tìm kiếm tài liệu trên mạng nếu cần.
Phát bộ thẻ đã chuẩn bị cho nhóm/lớp, yêu cầu mọi người phân loại Fact & Opinion dựa vào định nghĩa đã thống nhất. Cung cấp thêm một khu vực khác gọi là "Cần thêm thông tin" dành cho các ý kiến mà mọi người thấy chưa rõ ràng.
Cho phép thời gian để mọi người cùng nhau sắp xếp các thông tin vào đúng vị trí.
Sau khi kết thúc, cùng review lại kết quả, và hỏi mọi người rằng nếu cần thêm thông tin, ta sẽ có thể hoặc nên tìm ở đầu, và kiểm tra tính xác thực bằng cách nào để đảm bảo phân biệt rõ nó là Fact hay Opinion
📝 THU HOẠCH:
Làm thế nào để ta biết được đâu là một Fact và đâu là Opinion?
Điều gì gây khó khăn khi phân biệt 2 thứ này?
Khi làm việc và trao đổi trong nhóm, nhóm có thường xuyên để ý đến 2 yếu tố này?
Liệu có phải bất cứ khi nào một Opinion sẽ trở thành một Fact khi có thêm thông tin cụ thể?
Phân biệt 2 thứ này giúp ích gì trong các cuộc giao tiếp?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1251784088347743/
⏰ THỜI GIAN: 60 phút
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Tối đa 25 người
Mỗi nhóm 4-7 người
📂 CHUẨN BỊ:
Các vật dụng ngẫu nhiên ( như bìa cứng, cái hộp, phong bì, bút lông màu, dây thừng, chuông, điện thoại di động,…. ) dùng cho hoạt động “diễn kịch”
Giấy trắng và bút chì cho mỗi người
📣 HƯỚNG DẪN:
Trước khi bắt đầu, đặt những vật dụng ngẫu hứng đã chuẩn bị ở trung tâm căn phòng
Chia thành các nhóm 4-7 người (đảm bảo mỗi nhóm có đủ không gian và riêng tư để thực hiện vở diễn)
Phát giấy và bút chì cho mỗi người
Mỗi nhóm có 30 phút để soạn một vở kịch 3-5 phút về một tình huống khách hàng có trải nghiệm dịch vụ tồi tệ ghi ghé cửa hàng.
Nhóm sẽ thiết kế tình huống và phân vai cho các thành viên trong nhóm, vai Khách Hàng sẽ do thành viên nhóm khác đảm nhận (và không được biết trước về tình huống). Nhóm có thể sử dụng các vật dụng ở trung tâm căn phòng (do Facilitator đã chuẩn bị.)
Cho phép 30 phút làm việc nhóm, phân chia vai diễn giữa các thành viên, thông báo 5 phút trước khi hết giờ
Mỗi nhóm chọn ra một người diễn vai Khách hàng.
Lần lượt các nhóm sẽ thể hiện vở diễn của mình, người thực hiện vai diễn Khách hàng sẽ là một thành viên từ nhóm khác
📝 THU HOẠCH:
Những người diễn vai Khách hàng cảm thấy ra sao về các trải nghiệm mà các nhóm tạo ra?
Những hành động cụ thể nào tạo ra trải nghiệm khó chịu, tệ hại cho khách hàng? Thể hiện như thế nào qua tông giọng, thái độ, ngôn ngữ không lời của nhân viên? Khách hàng có thái độ không hài lòng ra sao? (Facilitator ghi chú lại thông tin)
Tại sao việc đặt mình vào hoàn cảnh khách hàng khi đón nhận lời phàn nàn, lắng nghe mối quan tâm là quan trọng và cần thiết?
Làm sao để bạn xác định được những nhu cầu, mối quan tâm cụ thể của khách hàng?
Đâu là những cách thức cụ thể giúp cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng
🌟 GÓC NHÌN CÁ NHÂN CỦA TRẦN XUÂN NGỌC:
Hoạt động diễn vai là một hoạt động có nhiều rủi ro, chủ yếu nằm ở trình độ "diễn" và sự nghiêm túc của các thành viên. Cần lưu ý điều này khi chuẩn bị và điều phối hoạt động.
Để có thêm các thông tin hữu ích cho phần chiêm nghiệm, có thể chi tiết hoá cảm giác khó chịu của khách hàng ra bằng cách cung cấp riêng cho vai diễn Khách Hàng một "Spectrum", từ khó chịu đến hài lòng, kèm những mô tả để giúp bạn Khách Hàng này tự chấm cho cảm giác của mình. Khi tham gia xong tình huống, Khách Hàng sẽ đánh giá trải nghiệm ấy, và sau khi kết thúc các tình huống, thông tin này sẽ được tổng hợp lại để xem xét. Sẽ phát sinh các tình huống cảm nhận khác nhau dù tình huống như nhau; hoặc cảm nhận như nhau dù tình huống khác nhau; những insight này liên quan đến nhiều thứ về việc góc nhìn khác nhau của mỗi người, và là chất liệu để giúp khai thác hoạt động sâu hơn.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1332648903594594/
🎯 MỤC ĐÍCH: mở ra cuộc thảo luận về sự thất vọng khi bị các thành viên của nhóm bỏ qua và khám phá các yếu tố liên quan đến hành vi của người trong cuộc và người ngoài cuộc.
👬 NGƯỜI THAM GIA: theo nhóm 5-7 người.
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45 phút (bao gồm reflection)
📣 HƯỚNG DẪN:
Xác định lớp có thể chia thành bao nhiêu nhóm, mỗi nhóm sẽ có 5-7 người.
Dựa theo số lượng nhóm đã nhẩm tính, đề nghị số lượng tình nguyện viên tương ứng với số nhóm để tham gia hoạt động. (ví dụ lớp có 30 người, có thể chia ra thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 người => cần 5 tình nguyện viên, nghĩa là mỗi nhóm sẽ còn lại 5 người). Chọn tình nguyện viên, trước khi chia nhóm bằng cách ước lượng như vậy.
Mời tình nguyện viên ra ngoài và đề nghị họ chờ một chút. Sau đó, bắt đầu giao nhiệm vụ cho 5 nhóm còn lại trong lớp.
Đề nghị các nhóm đứng cùng nhau thành vòng tròn. Nói với các nhóm rằng mục tiêu của mỗi vòng tròn là giữ cho các "tình nguyện viên" không trở thành một phần của nhóm họ. Nhóm có thể chọn bất kỳ chủ đề gì để nói chuyện với nhau. Đối tượng có thể đang lên kế hoạch cho một bữa tiệc hoặc một số sự kiện đặc biệt khác; Các nhóm có thể sử dụng bất kỳ cách nào có thể, ngoại trừ bạo lực, để giữ cho "tình nguyện viên" không trở thành một phần của nhóm. (gợi ý: nhóm có thể chọn đứng rất gần nhau để tình nguyện viên không thể vào vòng tròn. Các thành viên trong nhóm có thể đơn giản bỏ qua các tình nguyện viên và không nói chuyện với họ,..). Xác nhận lại để chắc chắn rằng các nhóm hiểu rõ nhiệm vụ. Đánh dấu các nhóm bằng một bảng số (nhóm 1; nhóm 2; nhóm 3; nhóm 4; nhóm 5)
Quay trở lại với các "tình nguyện viên" bên ngoài. Nói với các "tình nguyện viên" rằng mục tiêu của họ là trở thành một phần của vòng tròn mà bạn sẽ chỉ định cho họ. Gán một số cho mỗi tình nguyện viên và nhắc nhở rằng mục tiêu của họ là trở thành thành viên của nhóm đó. Đưa các tình nguyện viên vào phòng và giúp họ xác định nhóm mà họ sẽ gia nhập.
Cho phép tương tác tiến hành trong khoảng ba phút. Sau đó yêu cầu mọi người trở về chỗ ngồi và bắt đầu thảo luận.
📝 THU HOẠCH:
Phần reflection sẽ tập trung khai thác vào 2 nhóm đối tượng:
Nhóm "tình nguyện viên":
Bạn cảm thấy như thế nào khi nỗ lực tham gia vào nhóm trong hoạt động vừa rồi?
Bạn cảm thấy thế nào khi bị nhóm loại trừ?
Bạn gặp khó khăn gì trong khi cố gắng để trở thành một phần của nhóm?
Bạn đã làm gì để cố gắng tham gia vào?
Nhóm đã nói gì hoặc làm gì với bạn để tránh xa bạn?
Nhóm thành viên:
Bạn cảm thấy như thế nào khi "đẩy" tình nguyện viên ra ngoài?
Giới hạn của bạn là gì khi "đẩy" họ ra?
Giúp mọi người liên hệ đến thực tế. Trong cuộc sống thực, mọi người bị loại khỏi các nhóm và phần lớn là vì họ bị cho là khác biệt với những người trong nhóm.
Hãy nghĩ về một thời điểm khi bạn cảm thấy khác biệt với mọi người? (Gợi ý: bạn là cô gái duy nhất trong một nhóm toàn con trai. Hoặc có thể bạn là người duy nhất nói tiếng Anh trong một căn phòng đầy người Việt,...).
Một từ mô tả đúng nhất cảm giác của bạn khi là người khác biệt, đó là gì? (Viết chúng trên một tấm trống trên đầu hoặc tấm tường.)
Bạn đã bao giờ bị loại khỏi một số nhóm mà bạn muốn tham gia chưa? Tại sao bạn muốn tham gia cùng họ và làm thế nào họ loại trừ bạn?
Suy nghĩ về một số người ở nơi làm việc mà bạn cho là khác với bạn hoặc với những đồng nghiệp thân thiết của bạn. (Chắc chắn rằng tất cả mọi người có thể nghĩ về ít nhất một người mà họ đang cho là có khác biệt). Bạn có người đó trong tâm trí? Hãy giơ tay nếu bạn có người đó trong tâm trí. Bây giờ, thử nghĩ thêm về ít nhất hai điều mà người đó giống bạn. Mời chia sẻ trong phần này. Vì vậy, như bạn có thể thấy, mặc dù chúng ta đều là duy nhất và theo nhiều cách khác với mọi người khác, chúng ta cũng giống nhau theo nhiều cách.
Điều quan trọng nhất bạn học được từ hoạt động này là gì?
Dựa trên kinh nghiệm của bạn trong hoạt động này, bạn có thay đổi bất kỳ hành vi nào của mình tại nơi làm việc không?
Làm thế nào chúng ta có thể làm cho người ngoài tham gia nhóm của chúng ta dễ dàng hơn?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1239677516225067/
⏰ THỜI GIAN: 15 – 30 phút
👬 NGƯỜI THAM GIA: cá nhân
📂 CHUẨN BỊ: Handout đánh giá (Ảnh)
📣 HƯỚNG DẪN:
Giới thiệu mục tiêu của hoạt động là nhìn lại mức độ kiểm soát nhân viên của bạn - trong vai trò leader.
Phát cho mỗi người một handout và dành cho họ vài phút để tự đánh giá mức độ kiểm soát của mình với các thành viên trong nhóm. Nó nên được đánh giá một cách tổng thể, thay vì bị chi phối bởi một vài tình huống không mang tính đại diện.
Sau khi đánh giá xong, mời mọi người cùng chia sẻ và thảo luận về số điểm ấy có ý nghĩa gì và về sự kiểm soát.
📝 THU HOẠCH:
Số điểm bạn đang đánh giá thể hiện điều gì?
Bạn hài lòng hay không hài lòng với số điểm này? Nếu thay đổi, bạn sẽ muốn thay đổi như thế nào?
Bạn có nghĩ các thành viên đánh giá bạn như cách bạn đang đánh giá mình?
Lý do cho sự khác biệt giữa 2 góc nhìn này là gì?
Ưu điểm/nhược điểm của kiểm soát chặt là gì? Điều kiện để áp dụng?
Ưu điểm/nhược điểm của chuyện ít kiểm soát là gì? Điều kiện để áp dụng?
🌱 BIẾN THỂ:
Nếu đây là một hoạt động cho những người làm việc cùng nhau, bạn có thể phát cho leader để họ tự đánh giá về nhóm, về một thành viên cụ thể, và phát cho thành viên handout tương tự để họ đánh giá về leader của họ. Lưu ý đảm bảo quy tắc ẩn danh để người tham gia cảm thấy an toàn, trong quá trình đánh giá và chia sẻ.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1414720742054076/
🎯 MỤC ĐÍCH:
Khuyến khích tinh thần làm việc vì mục tiêu chung
Khuyến khích tinh thần hợp tác giữa các phòng ban/cá nhân trong 1 công ty/đội nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Giao tiếp rõ ràng trong làm việc (Lấy nhu cầu, giao tiếp giữa phòng ban/cá nhân)
Tầm quan trọng của phân công công việc và kế hoạch trong làm dự án
⏰ THỜI GIAN: 45 phút (bao gồm delay + hướng dẫn)
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Số đội chơi: 4 đội
Số thành viên mỗi đội: Lý tưởng 5-8 người, mỗi đội phân công 1 người làm đội trưởng, có vai trò như cấp quản lý trong doanh nghiệp.
📂 CHUẨN BỊ: Ảnh đính kèm
📣 HƯỚNG DẪN:
1. Các đội trưởng lên chọn số để nhận tài nguyên và nhiệm vụ [Như trong ảnh đính kèm, trainer có thể điều chỉnh độ khó dễ tùy tình hình, cũng như điều chỉnh nguyên vật liệu thân thiên môi trường tùy khả năng]
2. Các đội trưởng sẽ có 5 phút để thảo luận công việc và phân công. Trong quá trình thảo luận, chỉ có 4 đội trưởng được trao đổi. Mọi đề xuất đề nghị đều phải được Trainer quyết định (Trainer đóng vai trò như quản lý cấp cao hơn/Khách hàng). Kế hoạch phối hợp của 4 nhóm cần được trình bày rõ ràng 1 lần để cả lớp cùng lắng nghe. Trainer sẽ quyết định được hay chưa.
3. Trong 5 phút thảo luận, các đội trưởng được sử dụng 1 lần hội ý với nhóm.
4. Các nhóm có 3 phút để thảo luận và phân công.
5. Thời gian hoàn thành cây cầu là 15p
📝 THU HOẠCH:
Khi được giao đề bài, phản ứng của team anh chị như thế nào? Anh chị đã có những hành động gì?
Vai trò của trainer là gì? Vai trò của trưởng nhóm là gì? Vai trò của thành viên nhóm là gì? Cần lưu ý gì về vai trò của những nhân vật này?
Theo anh chị, yếu tố nào đóng góp cho sự thành công của nhiệm vụ?
Anh chị rút ra bài học gì để áp dụng cho công việc thực tế?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1428065640719586/
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Trong hoạt động này, người tham gia có cơ hội nhìn lại các bài học từ những trải nghiệm quá khứ của mình. Những bài học này có thể rất hữu ích trong việc giúp người tham gia trở thành những nhà lãnh đạo tốt hơn. Cho dù người tham gia đã có những trải nghiệm tích cực hay tiêu cực. Nếu người tham gia có thể tận dụng những bài học này và cải thiện khả năng lãnh đạo của mình, họ có thể trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân. Tuy nhiên, nếu không dành thời gian để suy ngẫm về những trải nghiệm trong quá khứ, họ có thể bị thiếu mất đi khả năng học hỏi từ những sai lầm hoặc thành công của mình. Vì vậy, bài tập này nhằm giúp họ suy ngẫm về kinh nghiệm của mình để có thể tạo ra những bài học có giá trị lớn hơn cho tương lai.
️🎯 MỤC ĐÍCH:
Giúp những người tham gia học hỏi từ những kinh nghiệm trong quá khứ, cả thành công và thất bại. Từ đó, rút ra những bài học giá trị để trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Tự nhận thức & kiểm soát
Tạo ảnh hưởng cá nhân
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Số lượng: ít nhất 1 người
Không giới hạn số lượng tham gia tối đa
Đối tượng: các cấp lãnh đạo, quản lý trong công ty
⏰ THỜI GIAN:
60 phút
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
In tài liệu: Bài tập thực hành EQ#41 với số lượng tương ứng với số lượng người tham gia.
📣 HƯỚNG DẪN:
1. Phát Bài tập thực hành EQ#41 đến người tham gia.
2. Hướng dẫn mỗi người tham gia hoàn thành bài tập bằng cách:
Trả lời các câu hỏi. Khuyến khích người tham gia chọn cho mình một không gian riêng tư và an toàn để bắt đầu hoàn thành bài tập.
Yêu cầu những người tham gia thể hiện mức độ hài lòng của họ đối với hình ảnh nhà lãnh đạo mà họ đã trở thành trên thang điểm 10.
Yêu cầu những người tham gia ghi ra những tiêu chí về hình ảnh nhà lãnh đạo mà họ muốn trở thành. Và họ cần rút ra được những bài học gì từ trải nghiệm quá khứ của mình để đạt được mục tiêu đó?
📝 THU HOẠCH:
Câu hỏi thảo luận chung:
Có một mô thức/ vòng lặp nào từ những thất bại của bạn không? Nếu có, bạn có nhận thấy mình có cùng một kiểu hành động/ thái độ tiêu cực để phản ứng lại với thất bại đó không? Và hành động/ thái độ/ phản ứng đó là gì?
Có một mô thức/ vòng lặp nào từ những thành công của bạn không? Nếu có, bạn có nhận thấy mình có cùng một kiểu hành động/ thái độ tích cực để đặt được thành công đó không? Và hành động/ thái độ/ phản ứng đó là gì?
Trên thang điểm từ 1 đến 10 thì mức độ hài lòng của bạn đối với nhà lãnh đạo mà bạn đã trở thành là bao nhiêu? Vui lòng giải thích lý do.
Điều gì sẽ cải thiện mức độ hài lòng của bạn với bản thân trong tương lai?
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Chúng ta thường có xu hướng tránh né những thất bại của bản thân bởi vì cảm xúc tiêu cực/ khó chịu gắn liền với trải nghiệm đó. Điều này gây cảm trở rất lớn trong việc tận dụng được tối đa khả năng học hỏi từ chính trải nghiệm trong quá khứ của bản thân.
Trong vô thức, chúng ta thường tư duy, hành động, phản ứng theo cùng một mô thức đã được lập trình sẵn trước đó. Và cách duy nhất để học được bài học cần học và phá vỡ vòng lặp/ mô thức cũ để hình thành nên những tư duy và hành động mới (đúng đắn và tỉnh thức hơn).
Để trở thành một phiên bản tốt hơn của mình trong tương lai mà không phải là sao chép từ người khác thì học từ những trải nghiệm quá khứ sẽ một kim chỉ nam và trợ thủ đắc lực của chúng ta.
❗ CÁC LƯU Ý KHI THỰC HIỆN:
Đôi khi, khi nhìn lại những thất bại của mình sẽ khiến người tham gia phải đối mặt với những cảm xúc khó chịu/ sang chấn của bản thân, nhưng bằng cách đối mặt và chấp nhận, người tham gia có thể học được nhiều bài học gia trị từ đó.
Điều quan trọng khi điều phối hoạt động này là khuyến khích người tham gia giữ một tâm thế cởi mở. Khung tâm trí của người tham gia không nên phán xét hay chỉ trích, chỉ đơn giản là cởi mở để học hỏi.
Nếu trong quá trình tham gia hoạt động, người tham gia bị khơi dậy những cảm xúc khó chịu và không thể chịu đựng được/ đối mặt thì người điều phối cần khuyến khích người tham gia dừng tham gia hoạt động ngay lập tức để bảo vệ bản thân. Bên cạnh đó, có thể làm một số bài tập nhỏ để duy trì sự ổn định của tâm trí và cảm xúc như: hít thở, đi dạo, …
🌱 CÁC BIẾN THỂ:
Hoạt động có thể được tổ chức cho một nhóm người tham gia (như ví dụ của hoạt động phía trên) và cũng có thể được tổ chức cho các buổi huấn luyện cá nhân hoặc coaching 1:1.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1607215932804555/
️🎯 MỤC ĐÍCH: mở ra cuộc thảo luận về giao tiếp, thuyết phục, làm việc nhóm, leadership
👬 NGƯỜI THAM GIA: nhóm 5-7 người
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45 phút (bao gồm reflection)
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
Ghế (hoặc tương tự ghế), sắp xếp thành vòng tròn.
Lưu ý: Số ghế cần chuẩn bị gấp đôi số lượng thành viên trong nhóm. Ví dụ: nhóm 5 người cần 10 ghế.
📣 HƯỚNG DẪN:
Sắp xếp ghế thành vòng tròn
Đề nghị các thành viên ngồi vào ghế, mỗi thành viên cách nhau một ghế.
Thông báo nhiệm vụ: thành viên phải lấp đầy cái ghế bên phải của mình. Thành viên hoàn toàn có thể sử dụng các kỹ thuật giao tiếp để thuyết phục người khác ngồi vào chiếc ghế bên phải mình.
Quá trình này sẽ diễn ra liên tục, nếu chiếc ghế bên phải thành viên trống, họ phải ngay lập tức hành động để lấp đầy nó sớm nhất có thể.
Cho phép thời gian để hoạt động diễn ra, sau đó bắt đầu thảo luận.
📝 THU HOẠCH:
Đặt câu hỏi về những gĩ đã diện ra và cách mà mọi người đã giải quyết hình huống này.
Mọi người đang giải quyết theo hướng nào? thuyết phục hay quyết đoán áp đặt? Nó mang lại kết quả như thế nào?
Có phải sự áp đặt quyết đoán đôi khi là cần thiết hoặc thậm chí mang lại kết quả tốt hơn.
Bạn liên tưởng đến tình huống nào trong thực tế?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1191474437712042/
️🎯 MỤC ĐÍCH: Nhìn thấy rõ tác động của hiệu ứng mỏ neo.
👬 NGƯỜI THAM GIA: bất kì
⏰ THỜI GIAN: 15 - 30 phút
📂 CHUẨN BỊ: 2 handout câu hỏi với số lượng đều, và trộn lẫn vào nhau để phát cho người tham gia.
Handout 1: Bạn được chọn để tham gia xây dựng một bảng kiến thức chung. Hãy trả lời các câu hỏi sau càng chính xác càng tốt và theo thứ tự.
Vua Henry VIII có bao nhiêu người vợ?.......
Có bao nhiêu kỳ quan trên thế giới? .......
Có bao nhiêu đại dương trên Trái Đất? .......
Có bao nhiêu con 2 cơ trong bộ bài Tây? .......
Có bao nhiêu hành tinh trong Hệ Mặt Trời? .......
Có bao nhiêu quốc gia ở Châu Phi? .......
Handout 2: Bạn được chọn để tham gia xây dựng một bảng kiến thức chung. Hãy trả lời các câu hỏi sau càng chính xác càng tốt và theo thứ tự.
Một thế kỷ là bao nhiêu năm? .......
Có bao nhiêu con chó đốm trong bộ phim cùng tên của Disney? .......
Có bao nhiêu phút trong 2 giờ? .......
1kg bằng bao nhiêu gram ? .......
Một năm có bao nhiêu ngày? .......
Có bao nhiêu quốc gia ở Châu Phi? .......
📣 HƯỚNG DẪN:
Gửi handout (lẫn lộn 1 - 2) cho người tham gia. Không tiết lộ rằng có 2 bảng handout khác nhau. Nên gộp thành một chồng để phát thay vì phát riêng lẻ (dễ bị lộ)
Làm phân tán chú ý của mọi người bằng cách nói rằng mọi người hãy làm 1 bảng kiểm tra trí thông minh với những kiến thức nền tảng. Đây là hoạt động làm việc độc lập. Yêu cầu người tham gia trả lời câu hỏi trực tiếp lên handout và phải có đáp án cho tất cả các câu hỏi. Cho phép 2 phút diễn ra việc này.
Đặt ra các câu hỏi thăm dò:
Có bao nhiêu bạn có thể trả lời hết 5 câu hỏi đầu tiên?
Có bao nhiêu người biết đáp án cho câu hỏi cuối cùng? Châu Phi có bao nhiêu quốc gia?
Có bao nhiêu người đoán câu trả lời cho câu hỏi đó? Có bao nhiêu bạn đoán câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng là 25 hoặc ít hơn? Có bao nhiêu bạn đoán câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng là 75 trở lên?
Câu trả lời đúng: 47 quốc gia ở Châu Phi.
Kiểm tra các tờ rơi.
Tiết lộ bí mật rằng có hai phiên bản handout và chỉ có câu hỏi cuối cùng là giống nhau. Chọn một vài người tham gia để đọc các mẫu câu hỏi đã được hỏi trên mỗi bản tin và chỉ ra sự khác biệt kết quả.
📝 THU HOẠCH & BÀI HỌC:
Nhiều người tham gia có giá trị trả lời thấp hơn sẽ đoán rằng số lượng quốc gia ở Châu Phi ít hơn, so với những người tham gia có giá trị trả lời cao hơn.
Mở ra cuộc thảo luận để nhấn mạnh cách các câu trả lời cho năm câu hỏi đầu tiên đã ảnh hưởng đến ước tính cho câu hỏi cuối cùng như thế nào.
Hỏi những người tham gia cách thức và tình huống mà hiện tượng neo có thể tác động đến họ trong các tình huống ra quyết định.
Một số ví dụ về cách hiệu ứng mỏ neo được sử dụng để thao túng việc ra quyết định là gì?
Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt ảnh hưởng của hiệu ứng mỏ neo khi đưa ra quyết định?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1110213642504789/
️🎯 MỤC ĐÍCH:
Hoạt động này có thể sử dụng trong các lớp Kỹ năng Lãnh đạo & Quản lý; Teamwork; Hoạch định & kiểm soát công việc.
📂 CHUẨN BỊ: Thời gian 10 phút
Chia lớp thành những nhóm nhỏ từ 5-6 thành viên
Bầu trưởng nhóm & đặt tên cho nhóm
Nhóm bàn chiến lược để chiến thắng
Đăng ký thời gian xếp Domino với GV
📣 HƯỚNG DẪN:
Mỗi thành viên trong nhóm sẽ lên xếp các quân cờ Domino thành dãy kết nối với nhau trong thời gian mà nhóm đăng ký.
Lưu ý: Mỗi thành viên chỉ xếp 1 quân cờ cho 1 lượt
Nếu trong quá trình xếp, dãy domino bị đổ, nhóm sẽ xếp lại, và cũng theo đúng quy định, mỗi lần chỉ 1 người xếp 1 quân cờ.
Sau khi các nhóm đã xếp xong, khi có hiệu lệnh, đại diện mỗi nhóm sẽ xô ngã dãy Domino. Nhóm có số quân cờ ngã nhiều nhất với thời gian xếp nhanh nhất là nhóm chiến thắng.
📝 THU HOẠCH: Sử dụng một số câu hỏi để định hướng phần thảo luận như sau:
Để có kết quả tốt nhất, nhóm cần có những yếu tố gì?
Nhóm cảm thấy như thế nào nếu một thành viên đặt domino sai vị trí, làm ảnh hưởng đến kết quả chung?
Hoạt động này không có trưởng nhóm được không? tại sao?
Nếu thực hiện 01 lần nữa, nhóm sẽ có những cải tiến gì để kết quả tốt hơn?
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Để có kết quả tốt nhất, cả nhóm cần xác định mục tiêu SMART (vì phải đăng ký thời gian thực hiện ít nhất).
Phân công cụ thể ai lên trước, ai sau, và lựa chọn kỹ 02 người đầu tiên vì họ sẽ quyết định cho hướng của dãy domino và khoảng cách để các thành viên sau thực hiện.
Mỗi thành viên cần làm tốt công việc của mình, vì nếu xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng công sức của cả nhóm. Trân trọng công sức của người khác.
Trưởng nhóm có vai trò quan trọng trong việc định hướng thảo luận cách làm, phân công, giám sát, ra quyết định và động viên các thành viên khi thực hiện.
Đã có sự cố xảy ra ở 1 nhóm, khi 01 thành viên khi xếp đã làm đổ dãy domino, bạn rất căng thẳng, lo lắng, nhưng cả nhóm đã ùa vào, người xoa lưng, kẻ nói không sao, rồi cùng nhau làm lại, cuối cùng cả nhóm cũng đạt kết quả trong thời gian đăng ký. Sự động viên đóng vai trò quan trọng trong những lúc thử thách của nhóm.
Các nhóm ban đầu đăng ký thời gian từ 5-6 phút để xếp domino. Tuy nhiên, họ chỉ cần tối đa 4 phút để hoàn thành (cho dù có sự cố). Sau khi có 1 số cải tiến về cách thực hiện, lần thứ 2 có nhóm đã hoàn thành trong thời gian 2 phút!
🌱 GHI CHÚ:
Lớp mình đã sử dụng 01 buổi học để thảo luận 04 câu hỏi cho hoạt động này. Đúc kết của học viên rất nhiều, tùy thuộc vào dẫn dắt của GV để đưa đến nội dung mà mình muốn chia sẻ trong lớp học.
Với chủ đề "Người quản lý tạo ảnh hưởng tích cực", lớp đã tóm tắt nội dung đúc kết trong 04 ý chính về trách nhiệm của người quản lý đối với nhân viên trong công việc:
1. Tạo niềm tin
2. Tạo hướng đi
3. Tạo khả năng
4. Tạo động lực
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1427411204118363/
🎯 MỤC ĐÍCH:
Mở ra cuộc thảo luận về giao tiếp, sự thay đổi, ngôn ngữ không lời, leadership,...
👬 NGƯỜI THAM GIA: nhóm 10 - 25 người
⏰ THỜI GIAN: 40 phút (bao gồm reflection)
📂 CHUẨN BỊ:
Một quả bóng
Không gian đủ rộng để mọi người tương tác.
📣 HƯỚNG DẪN:
Đề nghị mọi người đứng thành vòng tròn
Trao quả bóng cho một người trong nhóm
Đề nghị người này ném quả bóng cho một người khác trong vòng tròn. Lặp lại điều này sao cho mỗi người trong vòng tròn chỉ được nhận bóng 1 lần duy nhất.
Trong quá trình ném bóng, đề nghị người chơi phải nhớ rõ người mà họ đã ném quả bóng cho.
Sau khi mỗi người đã nhận được bóng ít nhất 1 lần, thu quả bóng lại. Lúc này, đề nghị người chơi hãy nhìn vào người mà họ đã ném quả bóng cho. Người nhận bóng cuối cùng sẽ nhìn người ném quả bóng đầu tiên.
Tiếp đó, hướng dẫn mọi người rằng: hãy quan sát người mà họ đã chọn và bắt chước theo chuyển động của họ.
Tình huống sẽ xảy ra là: những chuyển động trong nhóm ban đầu sẽ diễn ra rất nhỏ, nhưng sau đó được khuếch đại dần theo chuỗi tương tác của mọi người trong vòng tròn. Nhóm sẽ chuyển từ trạng thái tĩnh sang động.
Cho phép vài phút để điều này diễn ra để mọi người vui vẻ với nó. Sau đó mở ra phần thảo luận.
📝 THU HOẠCH:
Bạn quan sát được gì trong hoạt động vừa rồi? Có điều gì làm bạn ngạc nhiên hay thú vị?
Bạn cảm thấy như thế nào lúc ban đầu khi bắt chước người khác?
Sau khi bắt chước một thời gian, cảm xúc của bạn thay đổi ra sao?
Bạn thấy kết quả chuyển động lúc đầu và lúc kết thúc khác nhau như thế nào?
Vì đâu điều này xảy ra?
Hoạt động này làm bạn liên hệ đến điều gì?
Bạn hiểu hiệu ứng cánh bướm là gì? Khái niệm này có liên quan như thế nào trong hoạt động vừa rồi?
Có tình huống thực tế nào tại nơi làm việc mà bạn đang nghĩ đến?
Bạn rút ra điều gì trong hoạt động này khi làm việc trong nhóm, hay trong vai trò leader?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1194952487364237/
Theo cuốn Search inside yourself
⏰ THỜI GIAN: 20 phút
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Không quá 30 người
Số người tham gia nên là số chẵn để ghép cặp, nếu lẻ thì ghép với trợ giảng.
📂 CHUẨN BỊ: Mỗi người 1 giấy&bút
📣 HƯỚNG DẪN:
Các cặp ngồi đối diện nhau và lần lượt nói với nhau về kỳ vọng của bản thân đối với đối phương trong quá trình cùng nhau hợp tác để hoàn thành công việc.
Một người nói về chủ đề đó trong vòng ~5 phút, người còn lại lắng nghe bằng trao cho người nói sự chú tâm 1 cách trọn vẹn, và không bình luận, ngắt lời, phán xét, đặt câu hỏi hay tranh luận lại.
Nếu cần, Bạn có thể thừa nhận bằng biểu cảm trên khuôn mặt, hoặc gật đầu, hoặc nói: “Tôi hiểu rồi”,'vậy à' 'ừ nhỉ'..
Nếu người nói hết chuyện để nói, hãy cho người đó một khoảng im lặng, rồi sau đó sẵn sàng lắng nghe khi người đó nói lại
Kết thúc 5 phút, người lắng nghe có 2-3 phút để tóm tắt, xác nhận lại những ý bạn mình vừa chia sẻ mà không bày tỏ quan điểm đồng ý hay không đồng ý.
Hết lượt, Hai người đổi vai trò cho nhau và lặp lại quy trình trên.
📝 THU HOẠCH:
Cảm giác bây giờ của bạn thế nào?
Nhưng suy nghĩ, cảm xúc nào...đã khởi lên trong lòng bạn khi chỉ lắng nghe?
Điều gì khiến bạn có những suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng... như vậy?
Điều bạn có được/cảm nhận được sau trải nghiệm lắng nghe là ? (Bổ sung thêm phản hồi của chị Hương bên dưới ạ)
Bạn sẽ áp dụng như thế nào trong thực tiễn?
🎯 MỘT SỐ ĐÚC KẾT:
Xác định mục tiêu & chuẩn bị (tâm thế, điện thoại, không gian..)
Khi lắng nghe, việc Trao trọn vẹn sự chú tâm, và hiện diện của mình cho người nói là thể hiện sự quan tâm, trân trọng của mình với người nói=> mở lòng, gắn kết, hiểu nhau hơn...
Lắng nghe giúp tìm đến thông tin chính xác, mà thông tin chính xác là cách giúp ta giải quyết được cốt lõi của vấn đề
❗ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN: Người điều phối cần tạo không gian an toàn và đảm bào các tiêu chí sau:
Không phán xét, không ngắt lời
Dành khoảng lặng vừa đủ cho hai bên
Quan sát ngôn ngữ cơ thể để hiểu đc/nghe đc tiếng lòng của nhau...
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1448080692051414/
🎯 MỤC ĐÍCH: Tạo điều kiện cho người tham gia trải nghiệm thực tế việc quản lý các thành viên trong nhóm. Từ đó, học viên có thể có những sự điều chỉnh phù hợp trong cách quản lý hiện tại của mình.
⏰ THỜI GIAN: 40 phút
👬 NGƯỜI THAM GIA: bất kỳ (hoạt động theo nhóm)
📣 HƯỚNG DẪN:
1. Chia lớp học ra hai nhóm A & B. Nhóm A sẽ liệt kê những từ TÍCH CỰC khi mô tả hay cảm nhận về nhân viên (ví dụ: Chăm chỉ, Thông minh, quan tâm, yêu,..) trên Flipchart. Nhóm B sẽ liệt kê những từ TIÊU CỰC tương ứng với danh sách của A đưa ra.
2. Yêu cầu mỗi học viên chọn 1 từ tích cực viết lên tay phải và 1 từ tiêu cực lên tay trái.
3. Mời hai nhóm đứng thành 02 hàng dọc, mỗi HV nhóm A sẽ kết nối với 1 HV nhóm B và bắt đầu trò chơi “Bàn tay quyền lực”
Vòng 1: A đóng vai quản lý, dẫn B là nhân viên bằng tay phải. A giơ tay phải lên, B đưa mặt của mình gần tay của A (cách khoảng 20 cm), A di chuyển đi đâu, B theo đó trong thời gian 2 phút (Mở nhạc sôi động,)
Vòng 2: A đổi tay trái, và mặt của B đi theo tay của A trong 2 phút (nhạc chậm, buồn)
Vòng 3 & 4: Tương tự như vòng 1 & 2, đổi vai cho B là người quản lý có bàn tay quyền lực.
Vòng 5: A giơ cả 02 tay để dẫn, B dùng 02 tay đặt gần tay của A (cách khoảng 20cm) để đi theo. Thời gian 2 phút (Mởi nhạc nhẹ nhàng, du dương) Lúc này trong lớp tự nhiên xuất hiện nhiều cặp đôi khiêu vũ rất đẹp! 💃🕺
Cảm nhận của nhân viên khi đi theo “bàn tay quyền lực”:
“Hoang mang chẳng biết mình đang bị dẫn đi đâu”
“Mệt và khó chịu vì quản lý đi nhanh, và đi qua những chỗ khó khăn (gầm bàn, gầm ghế...).”
“Lúc đầu háo hức, vui, chỉ sau ít giây thấy chóng mặt, muốn dừng! “
"Nhìn vào cả hay tay phải và trái của quản lý, mà khi xong rồi chỉ nhớ những từ tiêu cực trên tay trái, tay phải ghi cái gì không nhớ.”
“Nhìn vào tay của quản lý để đi theo rất khó vì không giao tiếp bằng mắt với nhau được.”
“Thích nhất vòng thực hành số 5, vì cà hai cũng nương nhau, dắt nhau đi qua mọi chướng ngại vật dễ dàng. “
📝 THU HOẠCH: Bài học vê "Quản lý đội ngũ" do học viên rút ra:
Người quản lý có 04 trách nhiệm với nhân viên:
✅ Tạo niềm tin,
✅ Tạo hướng đi
✅Tạo động lực
✅Tạo khả năng
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1191694881023331/
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45 phút (tùy theo số lượng người tham gia)
👬 NGƯỜI THAM GIA: 30-40 người
🔖 ỨNG DỤNG:
Giới thiệu bản thân
Làm quen và kết nối.
📂 CHUẨN BỊ:
Cốc giấy (mỗi người tham gia 1 cốc)
Bút sáp, bút màu
📣 HƯỚNG DẪN:
Người điều phối đề xuất người tham gia chuẩn bị một số ý giới thiệu về bản thân mình theo một template sẵn có
Người tham gia sẽ vẽ hình ảnh biểu trưng các thông tin đó lên chiếc cốc giấy
Mỗi người sẽ tìm những người lạ trong lớp để giới thiệu về mình theo template kèm theo hình ảnh minh họa trên cốc giấy.
Các nhóm hình thành ngẫu nhiên trong quá trình nói chuyện, chia sẻ với nhau sẽ cùng tạo đèn bằng cách bật flash điện thoại và để cốc của nhóm lên đó.
📝 THU HOẠCH:
Những điểm chung, những điểm đặc biệt, những điều thú vị mà mọi người khám phá ra về các thành viên trong lớp.
Người tham gia tặng cốc cho nhau hoặc mang cốc của mình về làm đèn ngủ.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1428116414047842/
🎯 MỤC ĐÍCH:
Hoạt động có thể áp dụng trong việc truyền đạt sự cần thiết các tiêu chuẩn
Quản lý công việc hiệu quả.....
⏰ THỜI GIAN: 15 – 45 phút tuỳ mục đích
👬 NGƯỜI THAM GIA: làm cá nhân - nhóm
Hoạt động dùng cho OFFLINE
📂 CHUẨN BỊ:
Giấy A3
Các tệp giấy thủ công màu
Kéo, hồ dán...
📣 HƯỚNG DẪN:
Đề nghị người tham gia dành ra 5-10 phút xé/cắt.. các hình mình thích bằng giấy thủ công (mỗi nhóm/người 1 tệp giấy thủ công)
Sau khi mọi người cắt dán xong, đề nghị dán giấy các hình vừa làm lên trên giấy A3.
Yêu cầu dán thành 1 bức tranh lớn làm sao cho các hình nhỏ không bị dán đè lên nhau, ít khoảng trống nhất giữa các hình nhỏ.
📝 THU HOẠCH:
Khi kết thúc, có thể cùng thảo luận những câu hỏi sau:
1. Bạn thấy bức tranh lớn của bạn như thế nào? Bạn nghĩ gì khi ghép bức hình nhỏ thành bức tranh lớn ?
2. Làm thế nào để các hình nhỏ sắp xếp được dễ dàng, ít bị đè lên nhau/ ít có khoảng trống nhất?
3. Liên hệ với công việc thực tế, bạn thấy bức hình nhỏ và bức tranh lớn tương ứng với điều gì?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1470126693180147/
🎯 MỤC ĐÍCH: mở ra cuộc thảo luận về ấn tượng ban đầu
👬 NGƯỜI THAM GIA: Số lượng bất kì
⏰ THỜI GIAN: 15 - 30 phút (bao gồm reflection)
📂 CHUẨN BỊ:
Ảo giác Hermann (The Hermann Grid Illusion): Lấy file mẫu tại ĐÂY.
📣 HƯỚNG DẪN:
Phát cho cá nhân hoặc nhóm một bản Herman Grid và hỏi xem liệu họ có nhìn thấy các vòng tròn xám ở giữa các ô vuông không.
Hết 🙂 dành thời gian để mọi người bàn tán về ảo giác này một chút.
📝 THU HOẠCH:
Các điểm xám có tồn tại trên hình không?
Ảo giác này ẩn dụ cho việc đôi khi chúng ta cần nhìn thấy những thứ không tồn tại, trong việc giao tiếp cũng vậy.
Ấn tượng ban đầu đến từ đâu?
Bạn đã bao giờ có ấn tượng sai về người khác (các bối cảnh khác nhau: công việc, vùng miền, tôn giáo, văn hoá)
Có ai đó đã từng có ấn tượng sai về bạn?
🌱 BIẾN THỂ:
Xây dựng phần này thành các chia sẻ 1:1 hoặc trong nhóm để giúp đi sâu vào phần này.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1239628756229943/
Empathy Map là một công cụ giúp người thiết kế nó hiểu về một đối tượng nào đó. Ban đầu công cụ này được dùng cho kinh doanh, để hiểu khách hàng của mình. Tuy nhiên, khi công cụ trở nên phổ biến, nó còn được dùng để hiểu về bất cứ ai chúng ta đang làm việc hoặc kết nối.
Bảng Empathy Map có thể lấy về ở đây: https://businessmodelanalyst.com/wp-content/uploads/2019/07/empathy-map-A2.jpg
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Sử dụng một mẫu có sẵn để tìm hiểu về trải nghiệm của một người khi tham gia vào hoạt động, tổ chức, dự án, sau đó tổng hợp lại thành trải nghiệm của toàn bộ mọi người trong hoạt động, tổ chức, dự án đó.
🎯 MỤC ĐÍCH:
Chia sẻ quan điểm của mình về trải nghiệm của bản thân và một người khác, từ đó hiểu sâu hơn về những trải nghiệm mà hoạt động, tổ chức, dự án đang mang lại cho người tham gia.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Huấn luyện đội nhóm
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng thấu cảm
Hiểu về đối tượng tiềm năng
Kỹ năng tạo trải nghiệm học tập
Hoặc bất cứ chủ đề nào liên quan tới thấu cảm và trải nghiệm
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Số lượng thành viên nhóm từ 2 tới 4 người, và số lượng nhóm dưới 10 nhóm để đảm bảo thời gian thu hoạch hiệu quả.
Đối tượng cần thể hiện được một phần khả năng thấu cảm và đặt mình vào vai trò của người khác. Có thể phù hợp nhất với học sinh cấp 3 trở lên.
Đối tượng tham gia nên biết nhau trong một thời gian rồi (ví dụ: đồng nghiệp, bạn học, thành viên của nhóm dự án)
⏰ THỜI GIAN:
Chuẩn bị nhanh trong vài phút
Thực hiện trong 90 phút cho toàn bộ hoạt động, hoặc dài hơn nếu muốn thêm các phần thu hoạch mới dựa vào kết quả của hoạt động này.
📂 CHUẨN BỊ:
Mỗi người một tờ giấy A4 trắng hoặc in sẵn Empathy Map lên đó
Mỗi nhóm một tờ giấy A2 trắng hoặc in sẵn Empathy Map lên đó
📣 HƯỚNG DẪN:
Thành lập nhóm: Mỗi nhóm gồm 2 tới 4 người.
Thiết lập ngữ cảnh: Người điều phối đưa ra một ngữ cảnh để toàn bộ mọi người cùng hoàn thành bảng Empathy Map trong ngữ cảnh đó. Ví dụ: ngữ cảnh là “trải nghiệm của một người sau chương trình đào tạo”, ngữ cảnh là “trải nghiệm của một đồng nghiệp trong công ty mình”, ngữ cảnh là “trải nghiệm của một thành viên khi hoàn thành dự án”...
Hiểu về người khác: Mỗi người được nhận một tờ giấy A4, và được yêu cầu vẽ bảng Empathy Map theo mẫu nếu chưa in ra. Sau đó, mỗi người cần hoàn thành các ô trong bảng Empathy Map cho đối tượng là người ở bên trái mình trong vòng tròn của nhóm, với ngữ cảnh được giao. Thời gian: 10 phút.
Nhận bảng Empathy Map về mình và chia sẻ lại: Mỗi người nhận bảng Empathy Map về mình từ người bên phải trong vòng tròn, dành 5 phút để đọc lại. Và mỗi người có 5 phút để chia sẻ lại về những điều mình thấy trùng khớp với trải nghiệm thật sự của mình, và những điều mình thấy chưa đúng với trải nghiệm của mình và điều chỉnh lại cho đúng. Tổng cộng: 20 phút.
Tổng hợp bảng Empathy Map của cả nhóm: Sau khi chia sẻ trải nghiệm của bản thân, cả nhóm cùng hoàn thành Empathy Map khái quát cho toàn bộ thành viên của nhóm, với câu hỏi chủ đạo là “Trải nghiệm mà [dự án, tổ chức, chương trình…] này tạo ra cho người tham gia là gì?”. Thời gian: 15 phút.
Trình bày: Mỗi nhóm dán Empathy Map lên xung quanh phòng, và mỗi nhóm được giao nhiệm vụ đọc một Empathy Map của một nhóm khác, và so sánh với Empathy Map của mình. Tìm ra các điểm khác nhau, giống nhau. Thời gian: 15 phút
Tổng kết: Mỗi nhóm chia sẻ lại những điểm giống nhau nổi bật trong trải nghiệm chung mà nhóm mình với một nhóm khác cùng viết ra. Và mỗi nhóm chia sẻ những điểm khác nhau, đồng thời chia sẻ lý do nhóm nghĩ tại sao có điểm khác nhau đó. Thời gian: 30 phút.
Người điều phối viết ra những trải nghiệm chung (giống nhau) và riêng (khác nhau).
📝 THU HOẠCH:
Trong bản thân mỗi nhóm, cá nhân được khuyến khích chia sẻ trải nghiệm của mình.
Mỗi nhóm cử một đại diện để chia sẻ lại đánh giá của nhóm cho toàn bộ nhóm lớn, với sự đóng góp của thành viên còn lại nếu có.
Nhấn mạnh những điều diễn ra trong tâm trí khi mình cố gắng đặt mình vào trải nghiệm của một người khác hoặc nhóm khác, và nhìn trải nghiệm theo con mắt của họ. Có thể dành thêm thời gian để đúc kết những bước và nguyên tắc cần có của quá trình đồng cảm này.
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Trong cùng một tổ chức, hoạt động, chương trình… mọi người sẽ có những trải nghiệm giống nhau. Đó là những trải nghiệm cốt lõi mà thành viên có thể cảm nhận được. Quá trình thiết kế hay tổ chức nên để ý tới những trải nghiệm này để tạo được điểm nhấn.
Những trải nghiệm khác nhau có thể sẽ để lại những bài học, kinh nghiệm khác nhau cho thành viên, chỉ có thành viên đó mới cảm nhận thấy và việc đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và chia sẻ lại giúp các thành viên hiểu nhau hơn. Từ đó xây dựng kết nối sâu sắc hơn.
❗ CÁC LƯU Ý KHI THỰC HIỆN:
Nếu các thành viên chưa biết nhiều về nhau, hoạt động sẽ có thể chỉ dừng lại được ở những trải nghiệm bề mặt mà không đủ sâu sắc để thảo luận thu hoạch.
Nên thực hiện hoạt động này khi cả nhóm vừa cùng nhau trải qua một ngữ cảnh nào đó để cảm xúc còn mới, thay vì thực hiện về một ngữ cảnh đã trải qua lâu rồi.
🌱 BIẾN THỂ:
Empathy Map còn có thể được sử dụng để dự đoán trải nghiệm của một người mới khi người đó tham gia vào dự án, hoạt động, chương trình, tổ chức… Từ đó giúp cả nhóm hiểu hơn về văn hóa của nhóm và hiểu về đối tượng tiềm năng. Những người mới cũng có thể dự đoán trải nghiệm của những người đã tham gia từ lâu. Và 2 nhóm “cũ - mới” này có thể dùng hoạt động này để kết nối với nhau.
Dành cho quá trình lập kế hoạch cho tương lai, Empathy Map còn có thể được sử dụng để cùng nhau lập ra một kế hoạch để tạo ra “trải nghiệm mới” cho những thành viên trong nhóm hiện tại hoặc thành viên tiềm năng trong nhóm tương lai.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1560335230825959/
🎯 MỤC ĐÍCH: mở cuộc thảo luận về mối tương quan và góc nhìn về người khác trong giao tiếp.
👬 NGƯỜI THAM GIA: số chẵn để dễ dàng bắt cặp 2 người/ cặp
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45 phút (bao gồm reflection)
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ: không cần chuẩn bị điều gì đặc biệt
📣 HƯỚNG DẪN:
1, Cho nhóm bắt cặp với nhau
1 người đơn giản là đứng một cách thoải mái.
Người còn lại sẽ quan sát người đang đứng, tập trung vào chi tiết, từ trên xuống dưới và note lại những gì mình quan sát được.
2, Sau khoảng 1-2p quan sát, cho các quan sát viên đổi sang quan sát người khác. Cứ luân chuyển như thế khắp phòng.
3, Sau đó, đổi vai trò và lặp lại.
📝 THU HOẠCH:
Trong vai trò người quan sát, bạn nhìn thấy điều gì, suy nghĩ của bạn là gì?
Trong vai trò người bị quan sát, bạn cảm thấy như thế nào?
Từ đâu bạn có những suy nghĩ, cảm xúc đó?
Bài tập có làm bạn liên hệ đến tình huống thực tế nào?
Bạn nhận ra điều gì qua bài tập này?
🌱 CÁC BIẾN THỂ:
Cho cả nhóm di chuyển quanh phòng.
Người điều phối bắt đầu chỉ định một thành viên bất kì, và cả nhóm sẽ mô phỏng theo dáng đi của anh ta/cô ta.
Sau đó tiếp tục đổi sang người khác, và tiếp tục mô phỏng.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1194947977364688/
Dẫn nhập về hoạt động:
Có một sự khác biệt cơ bản giữa EFFICIENCY ( khả năng sử dụng tốt thời gian và năng lượng - the good use of time and energy in a way that does not waste any - từ điển Cambride) và EFFECTIVENESS (mức độ hiệu quả - the degree to which something is effective - từ điển Cambridge). Hầu hết mọi người tập trung vào "efficiency". Làm cách nào để thực hiện công việc nhanh hơn, làm cách nào để đến đó nhanh nhất, làm cách nào để hoàn tất công việc thiệt sớm để về nhà...
Cả 2 khái niệm này đều quan trọng như nhau. Nhưng khi nói đến quản lý thời gian, thiết lập mục tiêu và gia tăng năng suất, hầu hết mọi người có xu hướng tập trung chủ yếu vào "efficiency": Phương pháp quản lý thời gian lý tưởng là gì? Một cái lịch quản lý thời gian tốt là như thế nào? Làm thế nào để có thể làm một cái gì đó nhanh hơn? Ngược lại, dường như có rất ít sự tập trung vào "effectiveness": tại sao bạn làm những gì bạn đang làm? Tại sao bạn nên làm điều này hơn là một cái gì đó khác?
Nghĩ về điều này có thể mở ra nhiều thứ khác. Điều quan trọng là phải nhận ra sự khác biệt, và cân nhắc phương pháp của mình để "efficiency" luôn đi cùng "effectiveness"
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45 phút
👬 NGƯỜI THAM GIA: Tùy chỉnh.
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
*** Handout: Time Management Questionaire bao gồm các câu hỏi sau:
Mục tiêu chính của bạn trong 5 đến 10 năm tới là gì? Hãy nghĩ về tất cả các mục tiêu, tham vọng, khát vọng và kinh nghiệm mong muốn xuất hiện trong đầu bạn ngay bây giờ và liệt kê chúng dưới đây. Liệt kê tối thiểu 5 mục tiêu.
Dựa trên những gì bạn thể hiện hàng ngày, bạn tự đánh giá tốc độ làm việc của mình ở mức nào? Chấm điểm từ 1 (rất chậm) đến 5 (rất nhanh).
Kể tên ba việc mà bạn đã làm ngày hôm qua mà bạn muốn nó được hoàn thành nhanh hơn?
Đánh giá mức độ, bạn luôn có một lý do tại sao cho những gì bạn đang làm? Chấm điểm từ 1 (hoàn toàn không) đến 5 (rất rõ lý do).
= Hôm qua bạn đã làm gì phù hợp với mục tiêu mà bạn đã để cập trong câu hỏi 1?
Xem xét những gì bạn đã làm ngày hôm qua và liệt kê ba thứ mà bạn dành nhiều thời gian cho việc đó - mặc dù nó không liên quan đến mục tiêu của bạn.
Dựa trên tốc độ hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng ngày hôm qua, bạn có nghĩ rằng bạn sự dụng thời gian tốt (efficiency)? Chấm điểm từ 1 (hoàn toàn không tốt) đến 5 (rất tốt).
So sánh những gì bạn đã làm ngày hôm qua với những gì bạn nên làm, bạn có nghĩ rằng bạn làm việc hiệu quả (effectiveness)? Chấm điểm từ 1 (không hiệu quả) đến 5 (rất hiệu quả).
Bạn nghĩ gì về "sử dụng thời gian tốt - efficiency" và "làm việc có hiệu quả - effectiveness"? Nó làm bạn nghĩ đến điều gì? Bạn nên làm gì với nó? Hãy liệt kê một vài hành động mà bạn nghĩ bạn sẽ làm thể thể hiện cho việc phân tách 2 khái niệm này.
📣 HƯỚNG DẪN:
Phát handout cho người tham gia
Để mọi người trả lời handout mà không cần phải thích gì, các câu hỏi nhằm giúp họ chiêm nghiệm lại những gì mình đang làm hàng ngày.
Cho phép 15' để người tham gia trả lời.
Mời mọi người trở lại và thảo luận về suy nghĩ của họ sau khi thực hiện bảng hỏi. Sau đó mở rộng phần thảo luận về 2 khái niệm trên.
📝 THU HOẠCH:
Bạn thấy mình đang tập trung vào "efficiency" hay "effectiveness"?
Nhìn chung mọi người đang tập trung vào khái niệm nào? Làm thế nào chúng ta cân bằng chúng?
Bạn sẽ làm gì vào ngày mai để đảm bảo rằng bạn không bỏ bê tính hiệu quả (effectiveness)?
Làm thế nào để bạn gia tăng nhận thức của mình về chủ đề này?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1340465226146295/
(*) Hoạt động này được dịch từ cuốn sách The Emotional Intelligence Activities của Lynn & Adele.
Nhu cầu được công nhận về sự đóng góp của mình một cách công bằng và bình đẳng là một trong những điều phổ biến nhất mà nhân viên yêu cầu nơi làm việc. Nhân viên sẽ có xu hướng phàn nàn về khối lượng công việc, nhiệm vụ được ưu tiên, thăng chức, hoặc những đồng nghiệp không đóng góp ngang bằng. Bên cạnh đó,những nhận thức này thường đã ăn sâu vào văn hóa các doanh nghiệp và thường rất khó thay đổi. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cần có trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc càng công bằng càng tốt. Điều này có nghĩa là các kỳ vọng phải được áp dụng như nhau và các cơ hội cũng phải được áp dụng như nhau. Những nhà lãnh đạo có thể tạo ra loại môi trường này sẽ đạt được lợi ích về năng suất, sự cộng tác và hợp tác từ tất cả các thành viên trong nhóm làm việc cao hơn. Mặt khác, không tạo ra được một môi trường làm việc công bằng và bình đẳng, những nhà lãnh đạo sẽ không có được sự tin tưởng tuyệt đối của nhân viên. Từ đó, việc lãnh đạo sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến năng suất làm việc và khó đạt được mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động này sẽ giúp người tham gia khám phá kinh nghiệm của mình để có thể rút ra được các lợi ích của việc được đối xử công bằng và tác hại của việc bị đối xử không công bằng tại nơi làm việc. Thông qua trải nghiệm quá khứ của chính mình, người tham gia có thể hiểu rõ hơn những nhận thức mà nhân viên của mình đang có.
Ngoài ra, bài tập này sẽ giúp người tham gia nhận ra trong một môi trường bị coi là không công bằng thì cảm xúc tiêu cực có thể được tạo ra rất nhiều. Trong bài tập này, người tham gia sẽ nhớ lại những thời điểm họ cảm thấy mình được kỳ vọng sẽ gánh vác một phần gánh nặng trong công việc và cũng là lúc bạn cảm thấy mình được kỳ vọng phải gánh một phần khối lượng công việc không công bằng và thảo luận về những phản ứng của họ do những sự kiện này gây ra.
️🎯 MỤC ĐÍCH:
Để giúp những người tham gia phát triển sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc nhìn nhận về sự đóng góp của nhân viên một cách bằng tại nơi làm việc.
Để giúp người tham gia hiểu về vai trò của cảm xúc đối với năng suất năng suất làm việc của nhân viên trong công việc.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Đồng cảm
Làm chủ tầm nhìn
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Số lượng: tối thiểu là 1
Không giới hạn số lượng người tham gia tối đa
⏰ THỜI GIAN:
50 phút
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
In tài liệu: Bài tập thực hành EQ#20 với số lượng tương ứng với số lượng người tham gia.
📣 HƯỚNG DẪN:
Cho người tham gia làm bài thực hành EQ#20
Hướng dẫn mỗi người tham gia hoàn thành bài thực hành bằng cách ghi lại những trường hợp họ cảm thấy mình đã tham gia vào dự án/ công việc mà cả nhóm đã đóng góp một cách công bằng và bình đẳng vào sự thành công của nhiệm vụ. Trong trường hợp này, người lãnh đạo được đánh giá là có tư duy và kỹ năng phân chia công việc một cách hợp lý và đề cao tính công bằng và bình đẳng trong công việc giữa các thành viên trong nhóm. Khuyến khích người tham gia liệt kê các dự án/ công việc vào bài thực hành và miêu tả chi tiết về cảm xúc của họ trong tình huống đó.
Ngoài ra, hãy hướng dẫn những người tham gia liệt kê những tình huống mà họ cảm thấy họ đang gánh một khối lượng công việc không công bằng trong một nhóm. Sau đó, hãy yêu cầu những người tham gia miêu tả lại chi tiết cảm giác do tình huống này gây ra.
Bên cạnh đó, hãy khuyến khích những người tham gia ghi lại những hành động mà người lãnh đạo đã thực hiện trong các tình huống đó.
Liệu nhà lãnh đạo có thể làm gì nhiều hơn để cân bằng tình huống mà người tham gia cảm thấy quá tải?
📝 THU HOẠCH:
1, Trong nhóm bốn người, yêu cầu người tham gia trả lời các câu hỏi sau:
Ý thức đóng góp một cách công bằng và bình đẳng có tác động gì đến nhóm làm việc?
Ý thức đóng góp một cách công bằng và bình đẳng có tác động gì đến hiệu suất của bạn?
Làm thế nào để các nhà lãnh đạo có thể xây dựng ý thức đóng góp công bằng và bình đẳng này trong nhóm làm việc?
Trong quá trình nhóm 4 người thảo luận, người điều phối khuyến khích mỗi nhóm tự tổng hợp câu trả lời của nhóm mình lên flipchart.
2, Trong nhóm bốn người, yêu cầu người tham gia trả lời các câu hỏi sau:
Cảm giác phải gánh nhiều trách nhiệm và công việc một cách không công bằng có tác động gì đến nhóm làm việc?
Những cảm giác này có thể gây ra tác động gì đến hiệu suất làm việc của bản thân và của nhóm?
Các nhà lãnh đạo có thể làm gì để khuyến khích một môi trường công bằng và bình đẳng?
Trong nhóm lớn (cả lớp), tổng hợp lại câu trả lời từ các nhóm nhỏ (nhóm 4 người) và liệt kê lên flipchart: Tập trung thảo luận về cách người lãnh đạo có thể làm nhằm khuyến khích sự hợp tác bằng cách mang lại cảm xúc tích cực cho những thành viên trong nhóm/ bộ phận.
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Chúng ta thường có nhu cầu được đối xử công bằng và bình đẳng trong môi trường làm việc. Nếu nhu cầu này không được đáp ứng thì có thể dẫn đến nhiều cảm xúc và hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và kết quả làm việc chung của nhóm. Trong thực tế, bạn thường phản ứng ngược lại với nhu cầu của bản thân. Ví dụ: Bạn có nhu cầu được công nhận/ đối xử công bằng và bình đẳng nhưng bạn thường không chấp nhận mình có nhu cầu đó/ cố tỏ vẻ mình không có nhu cầu đó nhiều như mức mình thật sự cần. Điều này dễ dẫn đến việc bạn chính là người đối xử không công bằng với bản thân mình nhưng lại đòi hỏi sự công bằng từ phía những tác nhân bên ngoài như: sếp, đồng nghiệp, người thân,...
Chúng ta cũng thường có thói quen phớt lờ nhu cầu được đối xử công bằng và bình đẳng và cắn răng chịu đựng sự phân chia không hợp lý của người lãnh đạo/ các thành viên trong nhóm. Dưới góc nhìn này, một số người còn có sự đánh giá sai lệch về năng lực của bản thân khi hiệu suất làm việc không đạt được như kỳ vọng.
Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích một môi trường làm việc công bằng và bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm. Có thể khuyến khích sự hỗ trợ, chia sẻ công việc giữa các thành viên trong nhóm, hoặc khuyến khích sự thẳng thắn và trung thực về khả năng đảm nhận công việc khi được giao của các thành viên trong nhóm.
🌱 CÁC BIẾN THỂ:
Hoạt động có thể được tổ chức cho một nhóm người tham gia (như ví dụ của hoạt động phía trên) và cũng có thể được tổ chức cho các buổi huấn luyện cá nhân hoặc coaching 1:1.
Ngoài ra, hoạt động này có thể được sử dụng như một hoạt động self-reflection của bản thân sau mỗi dự án/ công việc.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1603909373135211/
🎯 MỤC ĐÍCH: Giúp học viên tham gia và hiểu về quy trình giao tiếp theo 1 cách vui nhộn
⏰ THỜI GIAN: 2 phút phổ biến, 5 phút chơi, 5 phút thảo luận, và 15 phút giải thích quy trình giao tiếp
📂 CHUẨN BỊ:
2 folder ảnh, mỗi folder 10 ảnh từ các chủ đề khác nhau trong cuộc sống
Máy chiếu
Bút và giấy để học viên thảo luận, trình bày ý tưởng
Loa + nhạc
📣 HƯỚNG DẪN:
Chia lớp học thành 2 team (trong trường hợp lớp học có 4 team thảo luận thì ghép 2 team làm 1 team để chơi game). 2 Team chiến thắng được thưởng mỗi team 100 điểm
Mỗi team chọn ra 1 người để lên chơi. Người này quay lưng lại với máy chiếu và sẽ nhận hướng dẫn từ đồng đội bên dưới và phải nói chính xác từ trên bảng (cả về cách phát âm lẫn số lượng âm tiết).
Mỗi đội có 10 ảnh để trả lời trong 1 phút (Trainer bấm đồng hồ đếm ngược). Mỗi lần trả lời đúng được 1 điểm. Nếu quay lưng lại bị trừ 1 điểm.
Đồng đội sẽ tìm đủ cách (Nói, hét, hình thể) để giúp người trên bảng hiểu đúng từ đang chiếu. Đồng đội không được nói từ đồng nghĩa (Ví dụ: Dùng từ xe Honda để hướng dẫn đồng đội nói được từ Motor). Nếu phạm lỗi này bị trừ 1 điểm. Đồng đội nên tìm cách nói ngắn gọn nhất để người ở trên dễ hiểu nhất.
Team còn lại có thể làm ồn để gây xao lãng cho team đang chơi.
Trainer có thể bật nhạc để tạo thêm nhiễu
Sau khi hai team chơi xong, Trainer cho điểm và cho về lại 4 team thảo luận.
📝 THU HOẠCH:
1, Sau khi chơi game, Trainer hỏi đội thắng:
Yếu tố nào giúp đội bạn chiến thắng?
2, Hỏi đội thua:
Yếu tố nào khiến đội của bạn bị thua?
3, Thảo luận chung:
Game vừa rồi mô phỏng cách chúng ta giao tiếp hàng ngày, những gì diễn ra trong game phản ánh quy trình giao tiếp trong cuộc sống.
Trainer yêu cầu học viên từ trải nghiệm game vừa rồi, hãy liệt kê và thiết kế các bước trong quy trình giao tiếp ra giấy. Sau đó trình bày cho cả lớp.
Sau khi các nhóm đã thuyết trình, Trainer giới thiệu quy trình giao tiếp do mình tạo ra trên slide. Có thể theo trình tự sau:
Quy trình giao tiếp bao gồm:
1. Người nói/Người truyền đạt (Sender): Người mở đầu câu chuyện, truyền đạt thông điệp cho người nghe
2. Người nghe/Người phản hồi (Receiver): là người tiếp nhận thông điệp, giải mã thông điệp và phản hồi cho người nói.
3. Tiền giao tiếp (của cả người nói và người nghe):
Là tất cả các yếu tố mà cả 2 bên giao tiếp sở hữu/chuẩn bị trước khi giao tiếp như:
Thái độ - Nhấn mạnh thái độ là quan trọng nhất để giao tiếp thành công
Niềm tin, giá trị sống
Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng
Lịch sử bản thân
Mục đích/mục tiêu giao tiếp -> Nếu các đối tượng tham gia giao tiếp chia sẻ cùng mục đích/mục tiêu giao tiếp sẽ giúp cuộc giao tiếp thuận lợi hơn
Định kiến
4. Vùng hiểu biết (Knowledge zone):
Vùng hiểu biết là tất cả những gì mà các đối tượng giao tiếp sở hữu như Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng. Vùng hiểu biết rộng và sâu giúp người giao tiếp có nhiều thứ để trao đổi và chia sẻ với đối tác, và giúp giao tiếp được với nhiều người từ nhiều hoàn cảnh (Walk of life) hơn.
=> Liên hệ vào game: Có những hình ảnh trên máy chiếu là những thứ người ở trên chưa từng biết (Ví dụ: chưa bao giờ đi Huế sẽ không biết cầu Trường Tiền, không xem đá bóng nên không biết Công Phượng)
5. Mục tiêu giao tiếp:
Thường thì mỗi người khi bước vào giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp trong công việc sẽ có mục tiêu (những gì muốn đạt được) khi giao tiếp, ví dụ: Đề xuất thay đổi, xin tăng lương, làm quen, giới thiệu v.v.
Khi bước vào giao tiếp nếu mục tiêu của 2 người trùng nhau, hiệu quả giao tiếp sẽ tăng cao. Hoặc nếu mục tiêu không trùng nhau, người giao tiếp (đặc biệt là người nói) nên chủ động nắm bắt mục tiêu của đối phương để cân đối sao cho phù hợp – win win cho cả hai.
6. Vùng kết nối (Common zone): Khi vùng kết nối được thiết lập, giao tiếp sẽ hiệu quả hơn. Vùng kết nối là vùng mà các bên giao tiếp cùng chia sẻ mục đích giao tiếp, cùng có những hiểu biết giống nhau, vùng này càng lớn thì các bên giao tiếp càng có nhiều thứ để trao đổi với nhau.
=> Liên hệ vào game: Nếu cùng làm chung 1 công ty, 1 hình ảnh có liên quan đến sản phẩm của công ty sẽ giúp người ở dưới dễ miêu tả cho người trên bảng hơn.
7. Mã hóa (Encode): Người nói gói gém thông điệp của mình, đôi khi thông điệp có 1 lớp, nhưng đôi khi thông điệp có nhiều lớp nghĩa khác nhau, tùy mục đích,văn hóa, thói quen,, niềm tin và trải nghiệm của người nói mà người nói sẽ mã hóa thông điệp trong 1 hay nhiều lớp nghĩa. Cách tốt nhất để tăng hiệu quả giao tiếp là người nói nên mã hóa 1 cách dễ hiểu nhất để tránh hiểu lầm thông điệp trong giao tiếp cũng như rút ngắn quá trình giao tiếp nếu cần.
=> Liên hệ vào game: Những người đứng dưới hướng dẫn cho người ở trên sẽ mã hóa thông điệp theo hiểu biết của họ, và đôi khi sẽ khác với hiểu biết của người đứng trên.
8. Truyền đạt/phản hồi (Deliver/Response): Người nói truyền thông tin của mình cho người nghe dưới nhiều hình thức khác nhau như trực tiếp (face to face), gọi điện, email hoặc sử dụng các phương tiện truyền thông như phần mềm chat, video call. V.v. Mỗi hình thức truyền tải sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau.
Một thông điệp truyền đi có thể được thể hiện qua 3 hình thức: Nội dung, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể. Người nói và người nghe cần lựa chọn và sắp xếp phù hợp các yếu tố này để đạt hiệu quả giao tiếp.
=> Liên hệ vào game: Khi nhóm ở dưới giải thích cho người chơi ở trên, phải dùng cả nội dung (từ ngữ), giọng nói và biểu cảm cơ thể (diễn tả bằng hành động)
9. Nhiễu (Noise): Khi 2 hoặc 1 nhóm người nói chuyện với nhau, có thể sẽ có “nhiễu” xảy ra. Nhiễu có thể hiểu là tất cả những yếu tố gây ảnh hưởng xấu/làm sai lệch thông điệp. Có thể tạm chia Nhiễu thành 2 loại:
Nhiễu chủ quan/nội tại (Do mình): Định kiến, giá trị và kinh nghiệm cá nhân, thiếu chuẩn bị, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng, thái độ cá nhân.
Nhiễu khách quan/ngoại cảnh (Do yếu tố bên ngoài): Định kiến, giá trị và kinh nghiệm của người nghe, không gian, thời gian, âm thanh, sự thiếu chuẩn bị, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng và thái độ cá nhân của người tiếp nhận thông tin.
Nhiễu xảy ra với cả người nói lẫn người nghe
=> Liên hệ vào game:
Những người của team khác gây tiếng ồn
Hiểu biết khác nhau
Cách mã hóa khác nhau
10. Giải mã (Decode): Không phải thông điệp nào cũng được truyền đi 1 cách rõ ràng trắng đen, 1 là 1, 2 là 2, vì “nhiễu” xảy ra trong mọi buổi hội thoại. Người nói đôi khi không muốn nói thẳng vấn đề, hoặc do lựa chọn câu từ và cách diễn đạt (giọng nói, hình thể) không phù hợp dẫn tới hiểu sai thông điệp, vì vậy nên cần bước giải mã này.
Để giải mã thông điệp người nghe cần thực sự lắng nghe và quan sát, kèm theo đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề, thay vì mặc định những gì người nói là thông điệp.
=> Liên hệ vào game: Người ở trên phải hỏi lại người ở dưới để xác nhận những gì mình đang hiểu là đúng
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1135339156658904/
🎯 MỤC ĐÍCH:
Cải thiện chất lượng của một phiên thảo luận, hội họp.
👬 NGƯỜI THAM GIA: Nhóm 3 - 8 người.
⏰ THỜI GIAN: 30 - 45 phút (bao gồm reflection)
📂 CHUẨN BỊ: Bộ 5 thẻ (1 nhóm) gồm các nội dung sau:
"Nhiệm vụ duy nhất của bạn là lắng nghe. Hãy giữ sự tập trung vào đôi tai để lắng nghe."
"Công nhận ý kiến đóng góp của mọi người. Làm rõ ý kiến đó, cho mọi người biết ý kiến vừa được nói ra quan trọng như thế nào với chủ để đang trao đổi."
"Lặp lại điều mà người khác vừa nói và đưa ra một nhận xét để xây dựng thêm ý kiến đó"
"Chia sẻ quan điểm của bạn về chủ đề thảo luận. Nhấn mạnh rằng đó là những quan điểm cá nhân chứ không phải từ số liệu có chứng thực."
"Đưa ra một lập trường rõ ràng với chủ đề đang thảo luận"
📣 HƯỚNG DẪN:
1, Đưa ra một trong các chủ đề để mọi người chọn và thảo luận, dưới đây là một vài gợi ý:
Nhân bản vô tính và vấn đề đạo đức.
Xe không người lái sẽ giảm số vụ tai nạn ô tô.
Các thực phẩm biến đổi gen nên bị cấm.
Cha mẹ không được từ chối tiêm chủng cho con cái của họ.
Chăm sóc con gái là trách nhiệm của phụ nữ.
Xe buýt góp phần giảm thiểu kẹt xe.
2, Sau khi chọn chủ đề, lần lượt thành viên trong nhóm sẽ chọn ngẫu nhiên một trong 5 lá phiếu đã chuẩn bị bên trên.
3, Yêu cầu họ đọc kĩ và suy nghĩ về cách thực hiện đúng theo chỉ dẫn và không tiết lộ cho những người khác. Nhắc nhở rằng họ hãy thể hiện những điều này một cách tự nhiên nhất, không làm người khác cảm thấy khó chịu.
4, Cho phép cuộc thảo luận diễn ra, trong khoảng 5-10'
5, Kết thúc phiên thảo luận. Đề nghị mọi người công bố ra nhiệm vụ trên thẻ.
📝 THU HOẠCH:
Hỏi về đánh giá của mọi người về phiên thảo luận vừa xong?
Các nhiệm vụ được giao khó hay dễ? Vì sao?
Các vai trò khác nhau giúp ích như thế nào cho phiên thảo luận?
Mỗi người nên có 1 hay nhiều vai trò?
Liệu có vai trò nào là quan trọng nhất?
Trên thực tế, bạn đã làm tốt vai trò nào? Bạn muốn thay đổi vai trò nào?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1109487835910703/
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Những góc nhìn đa chiều về vấn đề trên mạng xã hội
Ứng xử, hành vi trên mạng xã hội dưới lăng kính pháp luật sẽ như thế nào
👬 NGƯỜI THAM GIA:
10-12 người tham dự
⏰ THỜI GIAN:
Tổ chức game 45 phút
📂 CHUẨN BỊ:
1 bức ảnh ( hình ảnh mình họa nằm ở bài post được đính kèm link ở cuối bài viết này)
Tai nghe
📣 HƯỚNG DẪN:
Tùy vào số lượng người, cả lớp sẽ được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 5- 6 người.
1, Vòng 1:
Nhóm đầu tiên, sẽ được nhìn chung 1 bức ảnh ( Nhưng BTC gây nhiễu và nói là mỗi người sẽ bức ảnh khác nhau). Sau đó nhóm ấy sẽ phải diễn đạt lại đúng động tác mà nhân vật trong ảnh đang làm.
Nhóm còn lại sẽ làm khán giả, và nhìn các bức tượng, đặt tên cho từng bức tượng của đội 1 diễn
2, Vòng 2:
Đội 2: 1 người trong đội 2 sẽ được nhận thông điệp của BTC ví dụ là 1 câu tục ngữ như (Ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và làm sao để truyền thông điệp đó đến từng người và người cuối cùng sẽ truyền đạt lại đến BTC đúng nhất.
Nhóm này đã bị bịt tai nghe, đứng cách xa nhau; đội 1 lúc này là khách mời và la ó, hò hét, gây nhiều.
Mỗi thông điệp truyền từng người được tối đa 1 phút
Cảm nhận của mọi người
📝 THU HOẠCH:
*** Với vòng 1:
Ban đầu, có 2 người diễn khác nhau khiến mọi người đều nghĩ rằng đây là bức ảnh khác nhau
Một nhóm sẽ diễn giống nhau và nghĩ rằng đây là cùng 1 bức ảnh và đến lúc này mọi người nghĩ rằng cùng 1 bức ảnh.
Đến phần đặt tên cho bức ảnh, mỗi người sẽ nghĩ ra 1 cái tên thú vị( hôn ngấu hôn nghiến, bước nhảy tình yêu, vũ điệu la tinh)
Và khi mọi người nhìn bức ảnh này đều nghĩ rằng đây là 2 người yêu nhau nhưng sự thật đây là cặp đôi không quen biết nhau, bức ảnh nụ hôn nổi tiếng thời thế chiến II tại NewYork.
Cùng 1 vấn đề nhưng mọi người đều đặt suy nghĩ và quan điểm cá nhân của mình để phán xét, nhận định chứ chưa bao giờ đánh giá toàn cảnh.
*** Với vòng 2:
Thông điệp truyền đi nhưng lại bị tín hiệu nhiễu rất nhiều
Không truyền đúng thông điệp
Hiện tượng tam sao thất bản và chia sẻ thông tin mà không xác nhận xem thông tin đúng hay sao.
Game có thể cho xây dựng nhóm.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1209332499259569/
️🎯 MỤC ĐÍCH: hoạt động mở, đón nhận nhiều chủ đề khác nhau từ góc độ khai thác
👬 NGƯỜI THAM GIA: 15 - 25 người
⏰ THỜI GIAN: 45 - 60' (bao gồm reflection)
📂 CHUẨN BỊ: Không cần chuẩn bị tài liệu hay dụng cụ đặc biệt nào
📣 HƯỚNG DẪN:
Hoạt động sẽ có 1 nhân vật được gọi là "Prui":
Tất cả các thành viên tham gia nhắm mắt lại (tốt nhất là bịt mắt). Người hướng dẫn sẽ ngẫu nhiên chọn một thành viên làm "Prui" bằng cách vỗ nhẹ vai người này. Khi làm "Prui", người này có thể nhìn thấy (không bị che mắt).
Nhiệm vụ của tất cả những người còn lại (trong lúc vẫn nhắm - bịt mắt) là đi tìm "Prui" bằng cách di chuyển xung quanh và mò mẫm. Nếu gặp một ai đó, người này sẽ hỏi: "Prui hả?". Nếu nhận được tiếng trả lời, thì đó không phải là "Prui" - đó là những người chơi khác. Riêng "Prui" khi nhận được câu hỏi từ người khác, "Prui" không được lên tiếng, và khi ko nhận được đáp lại, người này biết rằng họ đã tìm thấy "Prui": Họ sẽ trở thành "Prui.
Hoạt động cứ tiếp tục diễn ra cho đến khi tất cả mọi người đều trở thành "Prui".
Cho phép tất cả các tình huống diễn ra như là một phần của bài học.
📝 THU HOẠCH:
"Prui" đại diện cho điều gì?
Khi bạn trở thành "Prui", cảm giác của bạn như thế nào? Suy nghĩ của bạn là gì?
Khi bạn tìm kiếm "Prui", cảm giác và suy nghĩ của bạn như thế nào?
"Prui" có tìm cách tránh né, troll các thành viên khác? Có tình huống nào trong cuộc sống tương tự hình ảnh này?
Hoạt động này làm bạn liên tưởng đến điều gì?
Bạn có bài học gì sau hoạt động này?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1122948147898005/
️🎯 MỤC ĐÍCH: để mở
⏰ THỜI GIAN: 45 phút (bao gồm reflection)
👬 NGƯỜI THAM GIA: 8-12 người
❗ CÁC LƯU Ý: Hoạt động nên được tiến hành trên một nhóm làm việc cùng nhau. Bởi vì vấn đề an toàn, hãy cân nhắc đối tượng tham gia về độ tuổi, thể chất, và những yếu tố khác trước khi tổ chức
📂 CHUẨN BỊ:
Một sợ dây dài
Một đồ bịt mắt cho mỗi người, trừ 2 người hướng dẫn
Một Bản Đồ miêu tả lối đi
📣 HƯỚNG DẪN:
Trước khi tổ chức, tìm một không gian lớn trong nhà để tiến hành hoạt động.Chọn vật cản, đặt những cái ghế, cái bàn, thùng giấy và những vật dụng khác xung quanh phòng theo một cách bày trí phù hợp để người chơi có thể di chuyển xung quanh, ỏ dưới, hoặc trên vật dụng. Cẩn thận vấn đề an toàn trước khi tổ chức. Vẽ một Bản Đồ thể hiện lối đi.
Yêu cầu nhóm chọn ra 2 người hướng dẫn xuyên suốt hoạt động này. Giải thích công việc của người hướng dẫn là giúp cả nhóm vượt qua các vật cả.
Giải thích rằng những ai không muốn tham gia có thể chọn làm người quan sát. Phân phát đồ bịt mắt cho những người tham gia (trừ 2 người hướng dẫn) và yêu cầu họ bịt mắt lại. Chuyền dây cho những người tham gia bịt mắt và hướng dẫn họ giữ dây xuyên suốt hoạt động. Ghi chú: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiến hành chậm rãi hoạt động này.
Cung cấp cho người hướng dẫn bản đồ thể hiện đường đi. Giải thích người hướng dẫn chỉ được hướng dẫn bằng lời. Kết thúc hoạt động khi nhóm đã hoàn thành thử thách hoặc sau khoảng 15 phút nếu chưa hoàn thành.
📝 THU HOẠCH:
Quá trình lựa chọn người hướng dẫn diễn ra như thế nào? Điều gì ảnh hưởng đến lựa chọn này?
Người hướng dẫn đã giúp bạn vượt qua thử thách như thế nào? Họ có vô tình cản trở bạn không? Nếu có thì là việc gì?
Những người bịt mắt có tin tưởng hoàn toàn vào Người hướng dẫn và Những người đồng đội xung quanh không? Nếu không thì họ đã dựa vào đâu để vượt qua thử thách?
Bạn đã làm gì để giúp đỡ những người khác xuyên suốt hoạt động?
Số lượng thành viên hóm ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả trò chơi? Tại sao?
Cách thức giao tiếp nào bạn cần thực hiện để đạt được hiệu quả trong Hoạt Động? Quá trình giao tiếp ảnh hưởng thế nào đến kì vọng của bạn về Người hướng dẫn?
Bạn có cảm thấy tin tưởng người hướng dẫn và đồng đội xung quanh bạn? Yếu tố nào đã ảnh hưởng đến ấn tượng của bạn về lòng tin và sự tín nhiệm của bạn?
Ở nơi làm việc, bạn và thành viên nhóm đã làm việc hiệu quả ra sao dựa trên yếu tố lòng tin và trách nhiệm? Những yếu tố nào đã ảnh hưởng điều này?
Người hướng dẫn có đáp ứng hay trên mức kì vọng của bạn về kết quả hay không? Điều gì ảnh hưởng đến ấn tượng của bạn? Nó có liên quan gì đến đáp ứng kì vọng khách hàng?
Một hoạt động tương tự để tham khảo: Snake Communication (https://www.youtube.com/watch?v=93yqu-1Zb10&t=71s)
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1316770875182397/
Hoạt động này vừa thử thách, tạo tò mò, vừa sinh động để khởi đầu 1 chương trình thiên nhiều về áp dụng tư duy mở, óc quan sát, góc nhìn mới, tìm tòi, cải cách trong công việc của mỗi người.
🎯 MỤC ĐÍCH:
Icebreaker cho topic liên quan đến tư duy sáng tạo
Tạo sự tò mò và kích thích tư duy đầu ngày
⏰ THỜI GIAN:
10 phút (Chơi cá nhân và lần lượt, trung bình 45s/người bao gồm delay - chưa bao gồm hướng dẫn)
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ: (có hình minh họa)
Giấy A4: 10 tờ in 10 dấu chân (in màu). Trong dấu chân có 1 từ về màu sắc bất kỳ (không trùng màu với nhau)
Ép plastic từng dấu chân (vì ng chơi sẽ đạp lên nên cần đảm bảo giấy ko rách nửa chừng)
Băng keo 2 mặt dạng mút để đính dấu chân lên nền nhà.
Bảng ghi điểm (tối đa 10) và Số giây hoàn thành.
Đồng hồ bấm giây
Cách dán dấu chân xem ảnh nhé!
📣 HƯỚNG DẪN:
Chơi cá nhân: lý tưởng 20-30ng
Thực hiện trước khi lớp học bắt đầu và lúc này người chơi sẽ xếp hàng ngoài cửa chính. Quay lưng lại với Người hướng dẫn.
Thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Từng người, khi đến lượt chơi sẽ được quay lại, đạp lên từng bước chân dẫn vào phòng học.
Khi bước, phải đồng thời đọc lên MÀU CỦA CHỮ đã in sẵn trên mỗi bước chân. Ví dụ nhìn thấy chữ WHITE thì phải đọc là Black.
Mỗi bước chân đọc đúng và ko ngã thì được 1đ. Ngã quay lại từ đầu nhưng ko được tính điểm lại những bước đã đi qua.
Hoàn thành sẽ bấm giờ. Càng nhanh càng nhiều điểm.
Hết người này đến người kia liên tục cho đến hết
Ghi lại số bước đúng và số giây mỗi người để thông báo sau.
📝 THU HOẠCH:
Hỏi 1 vài cá nhân (Người điểm cao nhất, thấp nhất, Nhanh nhất, Hay ngã nhất)
Anh/Chị gặp khó khăn gì khi thực hiện bước chân?
Anh/Chị thường thấy Chữ hay Màu trước?
Anh/Chị bước trước hay Đọc trước?
Theo Anh/Chị, nếu thực hiện lại thì kết quả có tốt hơn không?
📥 THÔNG ĐIỆP:
Không có đúng sai. Đây là bài test xem Anh/Chị là người có xu hướng Logic hay Sáng tạo.
Người có xu hướng Logic sẽ gặp khó khăn khi phải "tách" màu và chữ, thường sẽ phản xạ với Chữ nhanh hơn. Anh/Chị sử dụng bán cầu não trái nhiều hơn trong công việc và cuộc sống. (Làm rõ thêm các dẫn chứng của việc Logic hóa mọi thứ khi nhìn nhận và xử lý vấn đề)
Người có xu hướng Sáng tạo sẽ bị màu sắc thu hút và nhận ra trước. Anh/Chị sử dụng bán cầu não phải nhiều hơn trong công việc và cuộc sống. (Làm rõ thêm các dẫn chứng của việc Sáng tạo hóa mọi thứ khi nhìn nhận và xử lý vấn đề)
+ Vì sao con nít hay có nhiều hành động sáng tạo?
+ Càng lớn càng giảm đi?
+ Càng già càng trở lại như thời còn con nít?
=> Sau đó dẫn vào mục tiêu của buổi học và hướng mọi người.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1428770860649064/
Jolts là một hoạt động diễn ra rất nhanh, có khi chỉ khoảng 2-3p, nhưng tạo ra trải nghiệm đủ sâu để giúp người học có thể khai thác.
Đây là 1 Jolts như vậy từ Dr. Thiagi
---
Hoạt động này giúp chúng ta nhìn lại một trong những khía cạnh về việc ám ảnh trong việc học hỏi của mình: bạn phải quên đi những điều đã được học về một thứ gì đó trước khi bạn muốn học hỏi về một thứ mới.
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Những người tham gia sẽ đi bộ, dừng lại, nói chuyện và nhảy lên khi người điều phối yêu cầu họ làm như vậy. Tức là, khi người điều phối nói “đi bộ” thì người tham gia sẽ đi bộ. Và tương tự như vậy cho các từ còn lại.
Sau đó, nghĩa của các từ sẽ được chuyển đổi cho nhau (ví dụ: khi người điều phối nói “đi bộ” thì người tham gia phải dừng lại, khi người điều phối nói “dừng lại” thì người tham gia sẽ phải “nói chuyện”,...), dẫn đến người tham gia sẽ dễ bị nhầm lẫn và hành động kém hiệu quả.
️🎯 MỤC ĐÍCH:
Để khám phá tầm quan trọng của việc quên đi những điều đã học trong việc tiếp thu các kỹ năng và kiến thức mới.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Học hỏi và quên đi những điều đã học
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Tối thiểu: 1 người
Tối đa: không giới hạn số lượng tham gia
Số lượng lý tưởng: từ 10 đến 20 người
⏰ THỜI GIAN:
Thực hiện hoạt động: 3 phút
Thảo luận và thu hoạch: 5 phút
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
Đồng hồ đếm ngược
📣 HƯỚNG DẪN:
Tóm tắt luật chơi cho những người tham gia: Nói với họ rằng họ phải tuân theo bốn lệnh đơn giản. Giải thích từng lệnh trong số bốn lệnh này bằng từ ngữ của riêng bạn:
Đi bộ: Đi lang thang quanh phòng. Khi bạn bắt gặp một bức tường, một người tham gia khác hoặc một số chướng ngại vật khác, hãy đổi hướng và tiếp tục đi bộ.
Dừng lại: Hãy dừng lại và đứng yên.
Nói chuyện: Nói to điều gì đó. Bạn có thể nói chuyện với người khác hoặc chỉ đếm, nói bảng cửu chương hoặc nói nhỏ.
Nhảy: Nếu bạn đang đứng, hãy nhảy lên xuống một lần và đứng yên. Nếu bạn đang đi bộ, hãy nhảy một lần và tiếp tục đi bộ.
Ra lệnh cho người tham gia: Yêu cầu họ đi bộ, dừng lại, nói chuyện và nhảy. Trộn bốn từ này theo các thứ tự khác nhau. Yêu cầu những người tham gia thực hiện các hành động này trong khoảng 1 phút.
Thay đổi nghĩa của từ: Nói với những người tham gia rằng bạn sẽ tiếp tục ra bốn lệnh giống nhau theo thứ tự ngẫu nhiên. Tuy nhiên, lần này ý nghĩa của bốn lệnh đã thay đổi:
+ Đi bộ có nghĩa là dừng lại.
+ Dừng lại có nghĩa là đi bộ.
+ Nói chuyện có nghĩa là nhảy.
+ Nhảy có nghĩa là nói chuyện.
Đưa ra các lệnh mới: Nói, đi bộ, dừng lại, nói và nhảy theo thứ tự ngẫu nhiên. Nhấn mạnh rằng những người tham gia nên hành động nghĩa mới của những từ này. Lặp lại các lệnh này nhiều lần, đầu tiên chậm và lần sau với tốc độ nhanh hơn. Người điều phối có thể đoán trước được sẽ có nhiều lộn xộn và hỗn loạn.
Kết luận hoạt động: Dừng phát lệnh và cảm ơn những người tham gia đã nỗ lực cố gắng thực hiện yêu cầu theo nghĩa mới của những từ quen thuộc.
📝 THU HOẠCH:
1, Bạn có thể nhấn mạnh một trong 2 kết quả khác nhau này trong phiên thảo luận và của mình: tầm quan trọng của việc bỏ đi những nguyên tắc cũ hoặc tác động của những thay đổi trong nguyên tắc chơi đến người tham gia.
2, Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý để bạn sử dụng trong cuộc thảo luận của mình:
Bạn cảm thấy thế nào khi nghĩa của các từ thay đổi?
Bạn mất bao lâu để có thể thực hiện trơn tru các lệnh mới?
Có dễ dàng hơn để học các quy tắc mới nếu bạn không bắt đầu hoạt động với nghĩa ban đầu của bốn từ?
Điều gì đã ngăn cản bạn phản đối và từ chối tham gia hoạt động khó hiểu này?
Có phải tình hương như trong trò chơi này đã từng xảy ra ở nơi làm việc của bạn: Kiến thức cũ của bạn có thể cản trở việc bạn áp dụng những kiến thức mới không?
Tôi (người điều phối) có thể làm gì để giúp bạn làm theo các lệnh mới dễ dàng hơn?
Dựa trên những gì bạn đã trải qua trong quá trình thực hiện hoạt động này, bạn có lời khuyên nào cho các giảng viên đào tạo về chủ đề chính sách và quy trình mới?
Bạn có lời khuyên nào dành cho những người quản lý sự thay đổi của tổ chức/ doanh nghiệp không?
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
1, Những từ quen thuộc được gắn với những nghĩa mới sẽ dễ tạo ra sự hỗn loạn và khó hiểu cho người tiếp nhận.
2, Đôi lúc chúng ta phải cởi bỏ đi những phần kiến thức cũ để chúng ta có thể học và áp dụng được những kiến thức mới.
3, Hầu hết mọi người thường cố gắng làm hết sức mình khi thuật ngữ và quy tắc thay đổi.
4, Các đồng nghiệp của chúng ta đôi khi cũng gặp những vấn đề giống như chúng ta khi tiếp nhận một kiến thức, thuật ngữ và quy tắc với một ý nghĩa mới.
🌱 CÁC BIẾN THỂ:
Nếu bạn muốn tạo tác động lớn hơn?
Bạn có thể tạo thêm sự nhầm lẫn bằng cách chuyển các từ không liên quan: nhảy sang nghĩa là dừng và đi bộ thành nói. Bạn cũng có thể thay đổi nghĩa của các từ nhiều hơn một lần.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1561912927334856/
⏰ THỜI GIAN:
30 – 45 phút tuỳ mục đích
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Cá nhân, 1 người
📂 CHUẨN BỊ:
Giấy A4
Bút
📣 HƯỚNG DẪN:
Đề nghị người tham gia dành ra 5 - 10' hồi tưởng lại thời đi học của mình - liệt kê ra những niềm vui, kỷ niệm, nỗi buồn....
Sau đó, yêu cầu tất cả viết một lá thư chủ đề "Lá thư gửi tôi những năm còn đi học" trong 15-20'
📝 THU HOẠCH:
Khi kết thúc, có thể cùng thảo luận những câu hỏi sau:
1. Bạn đã viết những điều gì trong bức thư ?
2. Bạn sẵn sàng chia sẻ những điều gì trong thư ?
3. Bạn nhận ra điều gì qua hoạt động này?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1542161712643311/
Dấu câu có thể có ảnh hưởng rất lớn đến ý nghĩa của 1 câu. Ví dụ như 2 câu dưới đây có ý nghĩa khác biệt hẳn sau khi có dấu hai chấm và dấu phẩy:
CÂU 1:
Woman, without her man, is nothing
Phụ nữ, mà không có chồng, chả là gì cả
CÂU 2:
Woman: Without her, man is nothing
Phụ nữ: Mà không có (cô ấy), chồng chả là gì cả
Chúng tôi đã kết hợp 1 vài ví dụ thông dụng khác để cho thấy sức mạnh của việc sử dụng dấu câu trong jolt. Bạn có thể tìm kiếm trên internet rất nhiều ví dụ khác nhau để sử dụng cho jolt này.
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Người chơi được yêu cầu chỉnh lỗi dấu câu trong bức thư “Dear John”, do quản trò cung cấp, sau đó tiếp tục làm việc với 2 phiên bản khác để thấy việc để ý đến chi tiết quan trọng ra sao.
🎯 MỤC ĐÍCH:
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc để ý tới từng chi tiết
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Sự tập trung/để tâm
Giao tiếp
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Từ 1 người trở lên
Số lượng người chơi ý tưởng nhất là từ 12 tới 20, chia thành các team nhỏ
⏰ THỜI GIAN:
3 phút cho hoạt động
5 tới 10 phút tổng kết
📂 HANDOUT:
Phiên bản 1: Lá thư “Dear John” không có dấu câu
2 phiên bản 2 và 3 của lá thư Dear John có cách đặt dấu câu khác nhau
📣 HƯỚNG DẪN:
Phát handout 1 cho các thành viên lớp học
Chia teams:
Chia thành viên lớp học thành nhóm 2-5 thành viên
Phổ biến hoạt động:
Yêu cầu học viên đọc handout và thêm dấu câu phù hợp để làm rõ ý nghĩa của câu. Học viên không được quyền thay đổi vị trí của các từ trong câu, cũng như không được thêm hoặc xóa đi bất kỳ từ nào.
Cho học viên vài phút để hoàn thành bài tập thêm dấu câu.
Phát Handout của phiên bản có dấu câu:
Sau khi phân phát phiên bản 2 và 3 của handout, cho học viên 1 vài phút để đọc 2 phiên bản này, sau đó nhờ 1 số học viên đọc to 2 phiên bản này, kèm theo ngắt nghỉ và lên xuống giọng (nhấn nhá) để truyền đạt hai ý nghĩa khác nhau. Nhấn mạnh sự khác biệt rõ rệt của 2 phiên bản.
📝 THU HOẠCH:
Yêu cầu học viên cung cấp 1 số ví dụ trong đó việc thay đổi dấu câu trong văn bản hoặc thay đổi các ngắt nghỉ nhấn nhá câu chữ làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu nói/viết.
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Cách bạn sử dụng ngôn từ có ảnh hưởng rất lớn đến ý nghĩa của câu nói/viết
Những chi tiết nhỏ nhặt CÓ THỂ tạo ra ảnh hưởng lớn
🌱 BIẾN THỂ:
Bạn muốn những đoạn văn gần gũi với học viên hơn? Bạn có thể thay thế đoạn văn mẫu này bằng 1 business memo (biên bản họp trong công việc) mà bạn tự viết để tạo ra 1 ví dụ mạnh cho việc cẩn trọng trong sử dụng dấu câu. Hoặc bạn có thể giao việc này cho học viên làm như 1 hoạt động follow up.
Mình dốt văn nên nghĩ chưa ra được đoạn văn tiếng Việt nào thể hiện đúng mục tiêu của bài học, đành giữ y nguyên đoạn văn mẫu của Thiagi. Anh chị em nào có lòng thì soạn 1 đoạn văn tiếng Việt (mà bố cảnh trong công việc thì càng tốt) và post ở comment nha!
📂 HANDOUT:
Handout 1 - Phiên bản không dấu:
Bài tập: Hãy đánh dấu câu cho đoạn văn sau để làm rõ nghĩa
dear john I want a man who knows what love is all about you are generous kind thoughtful people who are not like you admit to being useless and inferior you have ruined me for other men I yearn for you I have no feeling whatsoever when we're apart I can be forever happy will you let me be yours Gloria
Handout 2 - Phiên bản có dấu 1:
Dear John,
I want a man who knows what love is all about. You are generous, kind, thoughtful. People who are not like you admit to being useless and inferior. You have ruined me for other men. I yearn for you. I have no feeling whatsoever when we’re apart. I can be forever happy - will you let me be yours?
Gloria
Handout 3 - Phiên bản có dấu 2:
Dear John:
I want a man who knows what love is. All about you are generous, kind, thoughtful people who are not like you. Admit to being useless and inferior. You have ruined me. For other men, I yearn. For you, I have no feeling whatsoever. When we’re apart, I can be forever happy. Will you let me be?
Yours,
Gloria
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1518203178372498/
Hẳn mọi người sẽ nghĩ hoạt động này dùng cho việc thống nhất các khái niệm/keywords chính? Nhưng không, mình sẽ giới thiệu cách để chúng ta dùng nó như một hoạt động ice-breaker.
🔹 THỜI GIAN: 20-30 phút
🔹 SỐ LƯỢNG: 15 – 20 người
🔹 CHUẨN BỊ: Mỗi người 2-3 mảnh giấy nhỏ và bút.
🔹 CÁCH CHƠI:
1. Chia ngẫu nhiên nhóm lớn thành các cặp, cho mọi người lựa chọn không gian an toàn riêng trong phòng.
2. Yêu cầu mỗi cá nhân viết ra bất cứ từ nào mà người đó muốn định nghĩa. Ví dụ: Quê hương, Tình bạn,...
3. Mỗi cá nhân chia sẻ về 2 từ khóa của mình, các cặp tự lựa chọn từ nào cả hai đều quan tâm để cùng nhau định nghĩa trong 2 phút/ từ. Lưu ý, chúng ta chỉ dừng lại ở việc lắng nghe - thảo luận thêm về định nghĩa của nhau chứ không có yêu cầu thống nhất cách định nghĩa chung của từ đó.
Vòng 1: Chia sẻ theo cặp trong tối đa 8 phút.
Vòng 2: Sát nhập 2 cặp/ nhóm. Mỗi cặp chọn ra một từ bất kỳ để cả bốn người tiếp tục cho - nhận định nghĩa của nhau. Thời gian tối đa là 5 phút cho 2 từ.
4. Sau khi kết thúc 2 vòng, faci mời mọi người ngồi lại và hỏi các bạn/ các cặp có định nghĩa nào thú vị muốn chia sẻ cho mọi người không. Thời gian và số lượng từ khóa trong vòng chia sẻ lớn này tùy tình huống và chủ đích của faci.
🔹 CÁC LƯU Ý:
Cần làm rõ từ đầu là các thành viên chỉ cho - nhận - thảo luận thêm về định nghĩa của nhau chứ không tranh luận và thuyết phục. Tôn trọng sự đa dạng.
Faci cũng là time keeper. Faci cần đảm bảo mọi người sẽ ngừng bất cứ thời điểm nào hết thời gian dù cho đang nói giữa chừng, tránh việc người tham dự đi quá 'deep'.
🔹 KẾT QUẢ:
Trò chơi này được mình tổ chức trong bối cảnh của một buổi Reflection với nhóm tham dự chưa quen chia sẻ cảm xúc và bộc lộ bản thân. Nghĩa là các bạn có sự đề phòng cao. Vì thế, mình dự trù các hoạt động đi quá nhanh vào tương tác ngay ban đầu sẽ khó tạo kết nối thành công. Thay vào đó, mọi người có thể bắt đầu bằng việc tiếp cận quan điểm của nhau.
🔹 BÀI HỌC:
Việc các bạn phải đón nhận định nghĩa của người khác về một từ yêu cầu sự cởi mở và tôn trọng nhất định. Thêm vào đó, khi chúng ta không cần đi đến việc thống nhất, hay đồng hóa định nghĩa, chúng ta sẽ dễ dàng lắng nghe hơn => Dẫn vào văn hóa về sau cho toàn bộ buổi.
Nhìn thấy những người giống mình, đôi khi là những điểm giống rất "khác với toàn bộ còn lại". Đây sẽ là kết nối ban đầu cho nhóm người lạ nhau hoàn toàn.
Tranh cãi không cần thiết đều xuất phát từ cách định nghĩa khác nhau của từng người. Mà đôi khi, điều cần làm đầu tiên chỉ là nắm bắt định nghĩa của nhau.
Còn nhiều bài học tùy thuộc vào chia sẻ
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1449027145290102/
🎯 MỤC ĐÍCH:
Khám phá tầm quan trọng của việc phối hợp làm việc nhóm, phân công vai trò, trách nhiệm & công việc trong nhóm, khả năng lập kế hoạch thực hiện triển khai công việc của nhóm; khả năng leader điều phối công việc của nhóm để đạt mục tiêu,…
Áp dụng cho teamwork, leadership, giải quyết vấn đề, phân công & giao việc, lập kế hoạch & triển khai công việc,…
⏱ THỜI GIAN:
20 phút – 45 phút tùy theo mục đích & thách thức Anh/Chị tạo ra.
👩💼 SỐ LƯỢNG:
2-4 nhóm.
Mỗi nhóm 6-10 thành viên/nhóm (yêu cầu mỗi nhóm có số thành viên bằng nhau)
🤳 CHUẨN BỊ:
1. Mỗi nhóm có 1 bộ số (từ 0 - 9) được in hoặc viết to trên giấy A4 (theo hình minh họa bên dưới). Số lượng số trong mỗi bộ số tương ứng với số lượng thành viên trong nhóm (Mỗi thành viên tương ứng với 1 số)
2. Giấy A4 + bút viết dãy số dành cho GV (hoặc in dãy số quy định chơi sẵn)
3. Đồng hồ bấm giờ (điện thoại mở chức năng bấm thời gian)
🤝 HƯỚNG DẪN:
GV phát cho mỗi nhóm bộ số tương ứng đã chuẩn bị sẵn.
Mỗi thành viên trong nhóm chỉ giữ 1 số tương ứng tại mỗi lượt chơi
Các nhóm sẽ cùng thi đua với nhau theo từng lượt chơi.
Luật chơi: GV sẽ đưa ra 1 dãy số bất kì gồm có các chữ số từ 0 đến 9 (nếu nhóm có 10 thành viên và có bộ số từ 0 đến 9) (Yêu cầu: dãy số phải là các số xáo trộn và không được lặp lại số). Ngay khi có hiệu lệnh bắt đầu, thành viên mỗi nhóm sẽ đứng lại đúng theo dãy số GV đưa ra với thời gian nhanh nhất cho nhóm mình. GV có thể phân ra thành những lượt chơi như:
1️⃣ Lượt 1: Để cho các nhóm tự thảo luận trong vòng 3’ và sắp xếp sao cho nhóm thực hiện được nhanh nhất có thể và bắt đầu cho triển khai chơi. Ghi nhận lại số thời gian các nhóm hoàn thành dãy số.
2️⃣ Lượt 2: GV quy định thời gian thách thức để các nhóm phải hoàn thành dãy số (VD sắp xếp dãy số người trong 3 giây). Quy định này được xem là mục tiêu mà nhóm phải hoàn thành (vừa đứng đúng thứ tự dãy số, vừa phải làm đúng thời gian quy định). Cho triển khai chơi. Ghi nhận lại thành tích thời gian các nhóm hoàn thành thi đua với nhau. Có thể cho chơi thành nhiều lần với nhiều dãy số và thời gian càng ngày càng ngắn hơn. Ghi nhận tính điểm.
Cho phép cuộc thảo luận diễn ra, trong khoảng 2 - 5' ở mỗi lượt chơi để các nhóm đưa ra giải pháp/cách chơi tối ưu hơn.
⭕ REFLECTION: Tuỳ chỉnh theo mục tiêu, một số gợi ý mở như sau:
Hỏi về nhóm đã thực hiện/hoặc hoàn thành mục tiêu có thời gian nhanh nhất về cách thức / chiến lược triển khai / phân công vai trò từng thành viên, cách thức giao tiếp, phối hợp thực hiện giữa các thành viên trong nhóm như thế nào?
Hỏi về nhóm đã chưa thực hiện/hoàn thành mục tiêu có thời gian chậm nhất tại sao họ thực hiện chậm hơn hoặc chưa hoàn thành mục tiêu thời gian đã đặt ra? Khó khăn, vấn đề về cách thức / chiến lược triển khai / phân công vai trò từng thành viên, cách thức giao tiếp, phối hợp thực hiện giữa các thành viên trong nhóm như thế nào?
Đánh giá của mọi người về từng lượt chơi?
Các nhiệm vụ/ vai trò/cách triển khai được giao thực hiện khó hay dễ? Vì sao?
Vai trò của từng thành viên là gì? Đòi hỏi những năng lực, kỹ năng gì để thực hiện?
Các vai trò khác nhau giúp ích như thế nào cho quá trình hoạt động nhóm và triển khai thực hiện?
Mỗi nhóm có cần 1 người leader không? Vai trò của leader trong hoạt động này là gì?
Các thành viên cần trao đổi & thống nhất cách thực hiện như thế nào để hoàn thành mục tiêu?
Liên hệ với công việc thực tế ra sao?...
🛑 NOTE: Anh/Chị có thể gia tăng mức độ khó của hoạt động lên bằng cách:
Đặt ra thời gian hoàn thành đầy thách thức
Tăng số lượng số và số thành viên trong mỗi nhóm lên nhiều hơn
Quy định vị trí đứng cố định cho từng thứ tự số của dãy số
Và còn nhiều ý tưởng khác Anh/Chị có thể nghĩ ra để làm hoạt động có ý nghĩa & đi đúng mục tiêu bài học mình mong muốn.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1447637558762394/
"Yeah, and..." vs "Yeah, but…" được thiết kế ở dạng boardgame. Chi tiết về cách chơi bạn có thể xem trong hình đính kèm. Hoạt động này có thể dùng cho nội dung về GROWTH MINDSET & FIXED MINDSET hoặc các chủ đề tương tự.
Sau khi điều phối hoạt động và chúc mừng các nhóm dành chiến thắng, bạn có thể thực hiện thu hoạch để đúc kết các bài học sau hoạt động này.
🔹 THU HOẠCH:
Có thể thiết kế phần thu hoạch xoay quanh các câu hỏi sau (tuỳ theo mục tiêu muốn khai thác):
Đặc điểm của các phản hồi dạng yeah, and… và yeah, but… là gì?
Ưu/nhược của yeah, but… là gì?
Ưu/nhược của yeah, and… là gì?
Nếu trong tổ chức/đội nhóm, yeah,..but chiếm đa số thì chuyện gì xảy ra? Và ngươc lại?
Đâu là cách tiếp cận và trao đổi hiệu quả để bạn cân bằng 2 nhóm này trong đội nhóm/tổ chức?
🔹 BIẾN THỂ:
Bạn có thể tạo ra và thêm thắt các luật chơi để tăng tính cạnh tranh hơn, tuy nhiên 1 gợi ý là nên giữ các phiên chơi boardgame khoảng 30-45' là phù hợp.
🔹 TẢI VỀ TEMPLATE:
Link tải: https://bom.to/GGMvC2B
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1329350783924406/
🔹 MỤC ĐÍCH:
Giúp học viên nhận ra tư duy cục bộ (chỉ nghĩ tới cá nhân hoặc nhóm lợi ích)
Nhận ra rằng hợp tác và trao đổi và hướng tới mục tiêu chung giữa nhiều nhóm mang lại kết quả vượt trội, tiết kiệm về nguồn lực, tạo ra tinh thần tương trợ thay vì chỉ làm việc trong nhóm của mình
Việc cùng nhau vượt qua khó khăn sẽ giúp tình đồng nghiệp thêm bền chặt, tạo ra cảm giác yên tâm khi đi làm, dẫn tới kết quả cải thiện và đạt được nhiều thành công hơn
Sử dụng như trò chơi phá băng, vận động chống buồn ngủ và dẫn nhập vào chủ đề team working
🔹 SỐ LƯỢNG NHÓM THAM GIA: Tối thiểu 2 nhóm
🔹 SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN NHÓM:
Tối thiểu 5 người
Tối đa 8 người
🔹 CHUẨN BỊ:
2 tờ A4 cho mỗi nhóm (x lên theo số lượng team)
Băng keo giấy -> Kẻ vạch ngang tượng trung cho bờ sông
Ghế hoặc vạch dọc (tượng trung cho đá ngầm), nhằm hạn chế không gian
🔹 LUẬT CHƠI:
Quản trò phải nhớ và phổ biến đầy đủ luật
Các nhóm trong vai trò các đoàn thám hiểm đang khám phá Châu Phi, họ đi qua 1 khúc sông Nile, ngập trong cá sấu, không có bất kỳ phương tiện nào để qua sông, ngoài ra có 1 đàn sư tử đang đuổi sát nút. Cách duy nhất để vượt sông là sử dụng những mảnh ván (Giấy A4). Mỗi nhóm được phát 2 “phao”. Nhiệm vụ của các nhóm là đưa thành viên của team mình qua sông trong thời gian dưới 3 phút (Nếu số lượng thành viên team ít thì xem xét giảm thời gian). Nếu không qua sông trong thời gian 3 phút, nhóm phải ngủ qua đêm và sẽ bị sư tử ăn thịt.
Lưu ý, học viên KHÔNG được phép xé nhỏ “phao” vì làm vậy phao sẽ hỏng.
Còn nếu cho phép việc này (để khuyến khích tinh thần sáng tạo) thì cần tạo không gian khó khăn và vất vả hơn cho học viên
Trong quá trình qua sông, nếu như có bất kỳ thành viên nào trong team chạm chân/tay/bất kỳ bộ phận nào xuống “sông”(mặt sàn), cả team phải quay lại từ đầu, thời gian vẫn chạy như thường. Cần tối thiểu 2 Quản trò khó tính để đảm bảo theo dõi và yêu cầu các team quay lại.
Mỗi team có 2 phút thảo luận và phải đi tới vạch đích ngay khi quản trò yêu cầu, các team phải xuất phát cùng lúc.
🔹 CÁC TÌNH HUỐNG XẢY RA VÀ CÁCH DEBRIEF HOẠT ĐỘNG:
Tình huống 1: Các nhóm không hợp tác mà ngay lập tức tập trung đưa nhóm mình qua sông. Đây là tình huống thường thấy. Và phần lớn các lần chơi, các team sẽ không hoàn thành mục tiêu, nếu có thì cũng rất mệt mỏi, miếng giấy sẽ te tua. Lý do là vì các team thường cõng nhau qua sông, hoặc phải chen lấn cùng lúc để đảm bảo team mình qua sông đúng giờ.
Debrief lần 1:
- Anh chị thấy hoạt động này giống công việc chúng ta đi làm thường ngày như thế nào? (nhân lực hạn chế, thời gian gấp, nguồn lực hạn chế, v.v)
- Yêu cầu học viên nhắc lại luật chơi, và hỏi họ nếu được làm lại, anh chị sẽ làm gì để qua sông dễ dàng, hiệu quả hơn?
- Qua trò chơi vừa rồi, anh chị nhận ra điều gì, và anh chị rút ra bài học gì cho công việc hàng ngày từ trò chơi?
Thường thì học viên sẽ nhận ra tư duy cục bộ, chỉ nghĩ đến bản thân và team của mình, và nhận ra nếu hợp tác thì sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và hiệu quả hơn. Để chứng mình điều này là đúng, quản trò cần cho học viên thực hiện hoạt động 1 lần nữa. Luật vẫn giữ nguyên, lần chơi thứ 2 thường các team sẽ gom “phao”, có 1 người đi trước xếp “phao”, sau đó lần lượt từng người bước lên phao, công sức bỏ ra sẽ nhẹ nhàng hơn và thường các team sẽ về đích đúng hạn. Sau đó Debrief.
Debrief lần 2:
- So với lần chơi 1, lần này anh chị đã có thay đổi gì? Tại sao anh chị thay đổi?
- Sau khi áp dụng thay đổi, anh chị đánh giá hiệu quả của lần vượt sông lần 2 thế nào?
- Anh chị sẽ áp dụng điều gì từ lần vượt sống thứ 2 vào công việc thực tế?
Trong lượt chơi thứ 2, quản trò có thể để ý những hành vi mang tinh thần đồng đội như: chỉnh sửa vị trí và khoảng cách phao để đồng đội đi qua dễ dàng hơn, và tuyên dương những hành vi này, nhằm thúc đẩy tinh thần vì tập thể, biết để ý hỗ trợ nhau.
Tình huống 2: Các nhóm hợp tác ngay từ đầu. Nếu tình huống này xảy ra, tiến hành debrief:
Debrief:
- Theo anh chị thì thành công đến từ đâu?
- Anh chị rút ra bài học gì từ hoạt động vừa rồi?
- Anh chị sẽ áp dụng gì vào công việc thực tế?
Quản trò sau đó chia sẻ về tình huống 1 cho các nhóm (Để cho họ thấy, nhiều người có tư duy cục bộ thì hậu quả như thế nào, và tuyên dương tinh thần đồng đội của họ.
🔹 WRAP UP:
Quản trò chia sẻ mục đích (phần 1) của trò chơi cho học viên, và nhấn mạnh tinh thần và bài học về tinh thần đồng đội, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1329350783924406/
🔹 MỤC ĐÍCH: Sử dụng để mở đầu trong các hoạt động kết nối sâu, tìm hiểu, nhận diện bản thân
🔹 THỜI GIAN: 30 phút
🔹 SỐ LƯỢNG: 20-30 người
🔹 CHUẨN BỊ: Cần một không gian chơi đủ rộng, vẽ một đường kẻ hoặc dùng băng keo giấy chia không gian đó làm hai nửa.
🔹 HƯỚNG DẪN:
Đầu tiên tất cả cùng đứng ở một bên của đường kẻ. Người điều phối lần lượt hỏi các câu hỏi, nếu ai cảm thấy đúng với mình thì bước qua đường kẻ, đứng ở phía đối diện.
Lưu ý người chơi, có một số câu hỏi nếu họ cảm thấy không thoải mái thì có thể không trả lời.
Tùy vào đối tượng học viên và mục đích của chương trình mà người điều phối có thể đặt các câu hỏi cho phù hợp. VD: Trong hoạt động Nhận diện bản sắc bản thân (Identify) dành cho các HS cấp 2, cấp 3 mình đặt những câu hỏi sau:
- Hãy bước qua đường kẻ nếu bạn nghĩ mình rất tuyệt vời/ngầu (awesome, cool), ai cũng thích chơi với mình?
- Hãy bước qua đường kẻ nếu bạn đã từng đánh nhau với người khác vì bạn nghĩ rằng mình rất mạnh mẽ?
- Hãy bước qua đường kẻ nếu bạn xuất thân từ một gia đình lao động chân tay?
- Hãy bước qua đường kẻ nếu bạn đã từng mất đi một người mình rất yêu quý?
- Hãy bước qua đường kẻ nếu bạn từng mong muốn bạn sẽ là một người khác, VD như thông minh, xinh đẹp, giàu có hơn con người bạn hiện nay?
- Hãy bước qua đường kẻ nếu có lần bạn suy nghĩ tại sao tôi tồn tại?
Mục đích của trò chơi là tạo sự kết nối sâu của bản thân mỗi người với con người bên trong của họ, do đó sau từng câu hỏi cần dành thời gian để đào sâu, hỏi kỹ hơn. VD với câu hỏi về việc mất đi người mình yêu quý, chúng ta có thể hỏi thêm những người bước qua đường kẻ những câu như:
- Bạn đã mất đi người thân yêu nào?
- Cảm giác của bạn lúc đó như thế nào?
Và có thể hỏi thêm suy nghĩ của những người không bước qua đường kẻ để người học cảm nhận sâu sắc hơn.
LƯU Ý: Sau từng câu hỏi và phần chia sẻ liên quan đến câu hỏi đó thì tất cả mọi người trở lại vị trí cũ ban đầu - ở bên kia đường kẻ, sau đó mới hỏi tiếp câu tiếp theo.
Cả lớp ngồi lại và hỏi đáp: Các bạn đã suy nghĩ gì về mình/gia đình mình/cuộc sống của mình trong quá khứ, ở hiện tại? Có thể kết hợp với handout những câu hỏi giúp họ viết ra một cách cụ thể về bản sắc của bản thân mình.
🔹 BÀI HỌC: Qua trò chơi, người học có điều kiện để suy nghĩ và nhìn nhận rõ nét hơn bản thân, con người mình.
🔹 KINH NGHIỆM: Với hoạt động này cần tạo không khí ấm cúng, sâu lắng, kết hợp nhạc êm dịu cho phù hợp. Quá trình tương tác sẽ có nhiều khoảnh khắc xúc động, kết nối sâu. Do đó hoạt động này chỉ nên dùng để khơi gợi mở đầu, sau đó cần có thêm các hoạt động dẫn dắt khác để tạo cảm giác tích cực, tươi vui cho người học khi đóng lại chương trình.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1449750711884412/
🔹 MỤC ĐÍCH: Nhìn thấy được khi tập trung vào số lượng thì kết quả sẽ như thế nào, áp dụng vào các chương trình đào tạo: tư duy sáng tạo, quản lý thời gian, xác định mục tiêu
🔹 SỐ LƯỢNG: Theo nhóm tuỳ chỉnh.
🔹 THỜI GIAN: 20 - 30 phút (bao gồm reflection)
🔹 CHUẨN BỊ:
Giấy có 30 hình tròn, mỗi học viên 1 cây bút chì
🔹 HƯỚNG DẪN:
Làm viêc độc lập, phát cho mỗi cá nhân giấy có hình tròn và bút.
Cho phép 3 phút để mỗi cá nhân hoàn thành làm đầy 30 hình tròn, không lặp lại các nội dung và không cần quan tâm đến chất lượng hình vẽ bên trong
Sau khi hoàn thành, treo các tờ giấy lên trên tường để cùng suy ngẫm
🔹 THU HOẠCH:
Có học viên nào hoàn thành được mục tiêu không? Tại sao có, tại sao không?
Bằng cách nào bạn có thể làm đầy các hình tròn một cách nhanh nhất?
Có hình vẽ nào giống nhau không trong tất cả các tờ giấy? Điều đó rút ra cho bạn điều gì?
Khi chúng ta tập trung vào số lượng, điều gì sẽ xảy ra?
Khi thực hiện nhiệm vụ này, điều khó khăn nhất với bạn là gì?
Nếu được làm lại bạn có chiến lược gì để hoàn thành hay không?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1323104007882417/
Đây là 1 jolt lý tưởng vì tốn ít thời gian, cũng như không đòi hỏi đạo cụ, khiến học viên phải đứng dậy tham gia, gây ra “cú đấm” rất mạnh (aha), và mang lại 1 thông điệp ẩn dụ áp dụng cho nhiều nguyên tắc liên quan đến 1 số kỷ luật khi đi làm chuyên nghiệp.
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Jolt này yêu cầu học viên chỉ lên tường và tưởng tượng ra 1 chiếc đồng hồ trên trần nhà, sau đó xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ. Khi quản trò yêu cầu học viên hạ thấp ngón tay xuống vùng dưới vai (Vẫn duy trì quay và chỉ ngón tay lên đồng hồ tượng tượng trên trần nhà), từ góc nhìn này, học viên nhận ra ngón tay của mình đang quay theo chiều ngược kim đồng hồ.
🎯 MỤC ĐÍCH:
Nhằm khám phá góc nhìn (Point of view) sẽ ảnh hưởng lên những gì bạn thấy
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Leadership/Kỹ năng lãnh đạo
Dịch vụ khách hàng
Đa dạng văn hóa/Đa dạng giới/Đa dạng nói chung (Diversity)
Giao tiếp
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Từ 1 trở lên
Nhiều người có thể cùng tham gia hoạt động cá nhân này
⏰ THỜI GIAN:
3 phút cho hoạt động
5 đến 15 phút debrief/thu hoạch
📣 HƯỚNG DẪN:
Yêu cầu học viên đứng dậy: Khi học viên đứng, yêu cầu họ vươn cánh tay phải và chỉ ngón trỏ thẳng lên trần nhà, tưởng tượng họ đang chỉ vào 1 chiếc đồng hồ tưởng tượng gắn trên trần. Sau đó yêu cầu học viên hạ thấp tay bằng cách hạ thấp cùi chỏ, nhưng vẫn đảm bảo ngón tay trỏ vẫn đang chỉ lên đồng hồ tưởng tượng trên trần nhà -> Đây là màn tập dượt trước khi làm thật.
Xoay ngón tay trỏ quanh đồng hồ: Tiếp theo, yêu cầu học viên vươn thẳng tay lên cao quá đầu, chỉ lên trần nhà, tưởng tượng ngón tay đang ở 12h của đồng hồ. Sau đó yêu cầu học viên xoay ngón tay về vị trí 3h giờ -> 6h -> 9h -> 12h. Khi học viên hoàn thành 1 vòng quay, yêu cầu họ tiếp tục quay theo chiều kim đồng hồ như vậy cho đến khi được yêu cầu dừng/thay đổi.
Yêu cầu học viên hạ thấp tay: Trong khi học viên đang xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ của đồng hồ tưởng tượng trên trần, yêu cầu học viên nhìn vào đầu ngón tay trong suốt quá trình. Tiếp theo yêu cầu học viên từ từ hạ thấp tay xuống vùng dưới vai (ngón tay vẫn tiếp tục xoay theo chiều kim đồng hồ cho dù vị trí tay được hạ thấp và mắt vẫn tập trung vào đầu ngón tay).
Dồn sự tập trung vào đầu ngón tay trỏ: Quản trò đặt câu hỏi cho học viên: “Ngón tay của anh chị đang xoay theo chiều nào vậy? Thuận hay ngược chiều kim đồng hồ?”. Tất cả học viên lúc này đang nhìn xuống đầu ngón tay trỏ của mình (vẫn đang chỉ lên trần nhà và xoay theo phương hướng ban đầu), khác với lúc nãy là nhìn lên. Tất cả học viên nên nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt trong phương hướng xoay của ngón tay. Quản trò ra vẻ ngạc nhiên khi học viên thông báo ngón tay bây giờ lại đang xoay ngược kim đồng hồ!
Lặp lại hoạt động: Yêu cầu học viên 1 lần nữa đưa ngón tay lên trên trần nhà, vẫn tiếp tục xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ. Rồi lại từ từ hạ cánh tay xuống, ngón tay vẫn xoay theo chiều kim đồng hồ. Hỏi học viên xem hiện tượng đảo ngược có lặp lại nữa ko?
📝 THU HOẠCH:
Thay đổi Góc nhìn/Thay đổi nhận thức: Hỏi học viên tại sao lại có sự thay đổi về hướng quay của ngón tay? Định hướng cuộc thảo luận về kết luận sau:
Thực tế thì ngón tay của học viên vẫn đang xoay theo chiều kim đồng hồ khi tay của họ hạ xuống. Sự khác biệt duy nhất là thay đổi góc nhìn. (Change of Point of View)
Giải thích cho học viên rằng lúc họ nhìn ngón tay xoay chiều kim đồng hồ khi đang chỉ lên chiếc đồng hồ trên trần nhà, họ đang nhìn theo góc từ dưới lên (Bottom up). Sau khi tay cũng như ngón tay đang xoay được hạ xuống dưới vai, góc nhìn lúc này từ trên xuống (Top down). Thay đổi góc nhìn giải thích cho việc tại sao họ lại nhìn thấy hay hướng quay khác nhau.
Những điều này liên quan như thế nào? Tiếp tục thảo luận thu hoạch bằng cách hỏi học viên hãy nêu ra/liệt kê những tình huống trong đó thay đổi góc nhìn dẫn tới thay đổi về nhận thức. (Có thể lấy những tình huống thực tế học viên gặp phải, khuyến khích chia sẻ câu chuyện).
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Nhận thức của chúng ta phụ thuộc vào góc nhìn (point of view) của chúng ta
Hãy trân trọng các góc nhìn khác nhau vì nó có ảnh hưởng lớn lên nhận thức của chúng ta, giúp chúng ta hiểu được nhiều khía cạnh hoàn toàn khác nhau
🌱 BIẾN THỂ:
Bạn muốn đẩy nhanh hoạt động này? Đứng ở giữa phòng, mặt nhìn về 1 phía của căn phòng. Nắm chặt tay và xoay tay phải ngay trước mặt theo chiều kim đồng hồ. Hỏi học viên xem bạn đang xoay theo chiều thuận hay ngược kim đồng hồ. Tùy vào vị trí đứng của học viên (sau lưng hay trước mặt), câu trả lời sẽ khác.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1506554876203995/
(Đây là 1 hoạt động khi chia sẻ về các quyền lực trong xã hội, mà ở đây đang muốn nói về quyền lực vô hình hay còn gọi là các định kiến, niềm tin, chuẩn mực nào đó trong xã hội)
🔹 MỤC ĐÍCH: Hiểu được chính bản thân mình đang phải chịu những quyền lực vô hình/định kiến trong xã hội
🔹 SỐ LƯỢNG: 30 người
🔹 THỜI GIAN: 45 phút (bao gồm reflection)
🔹 CHUẨN BỊ: 3 tờ giấy viết trung lưu, hạ lưu, thượng lưu, 1 cuộn giấy dán trắng nhỏ
🔹 HƯỚNG DẪN:
Người điều phối sẽ viết một con số lên tờ giấy dán nhỏ và dán lên má từng người (mỗi người 1 số khác nhau) mọi người sẽ không biết được số trên má của mình.
Mọi người sẽ đi vòng quanh trong khu vực chơi, gặp những người khác, nếu cảm thấy số họ cao hơn mình thì mình cúi chào, nếu cảm thấy số họ nhỏ hơn mình thì mình xoa đầu. Cứ thế làm trong vòng 5p thì kết thúc.
Sau đó sẽ có 3 tờ giấy ghi Hạ lưu, Trung Lưu, Thương lưu. Mỗi người tự cảm nhận xem mình nằm ở đâu trong đó và đi vào đó đứng.
🔹 THU HOẠCH:
Tại sao bạn lại chọn là mình đứng ở khu vực này?
Điều gì đã thúc đẩy bạn chọn?
Cảm giác của bạn như thế nào khi thấy mình đứng ở đây?
Bạn có liên tưởng rằng chính 1 số định kiến phân chia vô hình trong xã hội đã đẩy bản thân bạn, hành động của bạn theo 1 trật tự?
Bài học mỗi người rút ra đươc là gì?
🔹 BÀI HỌC:
Trong bản thân chúng ta, từ nhỏ đến lớn lên đều bị các quyền lực vô hình trong xã hội chi phối. Nó tạo ra một niềm tin, chuẩn mực, một giá trị hoặc một thái độ làm cho con người ta đôi khi không nhận thức được, không có câu hỏi được đặt ra và chúng ta cho đó là điều đúng đắn và nên làm theo. Nhưng đôi khi có những chuẩn mực, niềm tin đã sai lầm và lỗi thời, hay nó chỉ làm vụ lợi cho một nhóm người, thì việc chúng ta nên hiểu và nhận định chúng một cách khách quan, phản biện lại hay có thể cố gắng làm sao thay đổi được định kiến, niềm tin đó đi trong xã hội.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1128098574049629/
Jolts là một hoạt động diễn ra rất nhanh, có khi chỉ khoảng 2-3p, nhưng tạo ra trải nghiệm đủ sâu để giúp người học có thể khai thác.
Đây là 1 Jolts như vậy.
🔹 THỜI GIAN: 10p (không bao gồm thu hoạch)
🔹 SỐ LƯỢNG NGƯỜI THAM GIA: làm việc cá nhân
🔹 HÌNH THỨC: Hoạt động dùng được cho ONLINE lẫn OFFLINE
🔹 HƯỚNG DẪN:
Giới thiệu nhanh và rõ ràng cách để tham gia hoạt động:
Khi nghe tín hiệu của bạn, tất cả mọi người sẽ nhắm mắt lại
Vẫn nhắm mắt, cho đến khi (người tham gia) cảm thấy đã đủ 60s trôi qua thì mở mắt ra. Họ có thể làm bất kì điều gì để canh đủ 60s, nhưng phải nhắm mắt và ko gây ảnh hưởng đến người khác.
Khi bạn mở mắt ra, hãy giữ yên tĩnh và quan sát cho đến khi bạn - người hướng dẫn - ra tín hiệu kết thúc hoạt động.
Chuyện gì sẽ xảy ra trong hoạt động này?
Có người sẽ mở mắt ra khi mới chỉ đi qua khoảng 30s
Cũng có người sẽ mở mắt ra sau 4-5 phút 🙂
Lưu ý khi điều phối hoạt động
Hãy lưu ý nhắc nhở những người mở mắt sớm giữ yên tĩnh, ko làm ảnh hưởng đến những người chưa mở mắt.
Tôn trọng trải nghiệm của những người mở mắt trễ, hãy chờ cho đến khi tất cả mọi người đều mở mắt sau đó mới kết thúc hoạt động.
Nếu bạn muốn khai thác trải nghiệm một cách sâu hơn nữa, đơn giản là lặp lại hoạt động và thay đổi thời gian (ví dụ lần đầu 60s, lần sau là 90s) và đề nghị mọi người lưu tâm đến cách mà họ đã trải qua trong cả 2 lần.
🔹 BÀI HỌC:
Mỗi người sẽ cảm nhận thế giới theo một cách rất khác nhau, không có đúng và sai.
Thời gian co dãn theo cảm nhận của mỗi người
Chúng ta có những tiêu chí riêng để đánh giá kết quả của một nhiệm vụ
Nhận ra và và tôn trọng nhịp của người khác là yếu tố cần lưu tâm khi cộng tác với người khác.
Mình cũng từng dùng hoạt động này để chia nhóm luôn 🙂 ai mở mắt trong khoảng thời gian tương đồng nhau thì về cùng 1 nhóm - thể hiện điểm chung về sự đồng điệu trong cảm nhận.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1552773641582118/
🔹 CHỦ ĐỀ: #quanlythoigian #selfawareness #giaotiep
🔹 THỜI GIAN: 30'-60' (bao gồm reflection)
🔹 DỤNG CỤ CHUẨN BỊ: đồng hồ bấm giờ
🔹 HƯỚNG DẪN:
Đề nghị tất cả học viên nhắm mắt
Người điều phối yêu cầu học viên cảm nhận thời gian, khi nào cảm nhận rằng đến mốc thời gian như người điều phối đã quy định (30s, 1 phút, 2 phút) thì mở mắt.
Không được nói chuyện trong suốt hoạt động, kể cả lúc đã mở mắt
LẦN 1: chỉ sử dụng hướng dẫn như trên. Học viên sau khi mở mắt thì đứng yên tại chỗ
LẦN 2: đề nghị không được đếm trong lúc nhắm mắt. Học viên sau khi mở mắt thì di chuyển về vị trí đã quy định và vẫn tiếp tục giữ im lặng cho đến khi người cuối cùng mở mắt.
Thường mình làm thì sẽ cho ban đầu là 30s, sau đó là 2 phút.
🔹 CÁC YẾU TỐ CÓ THỂ BỔ SUNG:
Người điều phối gây ra tiếng động với nhịp và âm thanh khác nhau
Làm theo cặp
Bấm giờ theo 2 phút (người điều phối tự canh nên đồng hồ không phát ra tiếng) hoặc hẹn giờ 2 phút (đồng hồ sẽ phát ra tiếng)
🔹 NHỮNG KHẢ NĂNG CÓ THỂ XẢY RA:
Học viên mở mắt sớm
Học viên mở mắt trễ
Học viên cảm thấy gấp gáp
Học viên muốn làm đúng trong 2 phút và tìm mọi vật/việc để bám vào để có thể đếm được 2 phút
Học viên bị xao lãng
Học viên cảm thấy xấu hổ
🔹 CÁC CÂU HỎI CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Điều gì xảy ra xung quanh khi học viên nhắm mắt?
Những suy nghĩ, cảm giác nào đến với học viên khi nhắm mắt? Nó dẫn đến những hành động nào của họ?
Cảm giác của người đầu tiên là gì?
Cảm giác của người cuối cùng là gì?
Vì sao đều 2 phút (30 giây) nhưng mỗi người lại mở mắt vào thời điểm khác nhau chứ không cùng lúc?
Vì sao có cảm giác vội vã?
Vì sao phải đúng 2 phút? Nếu không đúng 2 phút (30 giây) thì sao?
Cảm nhận thời gian ảnh hưởng đến cách ta làm việc, quản lý thời gian, quản lý công việc ra sao?
Cảm nhận thời gian gấp gáp hay không có gì phải vội sẽ ảnh hưởng ra sao đến xử lý công việc?
các câu hỏi khác tùy theo tình huống
🔹 BIẾN THỂ: Hoạt động này có thể sử dụng trong coaching 1:1 lẫn trong hoạt động dành cho nhóm, không giới hạn số lượng.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1082291625296991/
🔹 MỤC ĐÍCH: Mở ra cuộc thảo luận về sự cộng tác trong nhóm
🔹 SỐ LƯỢNG NGƯỜI THAM GIA: nhóm 6 người
🔹 THỜI GIAN: 30 - 45 phút (bao gồm reflection)
🔹 CHUẨN BỊ:
Bộ 5 hình vuông được chia thành các mảnh ghép khác nhau. Một bộ cho 1 nhóm.
Cho vào phong bì theo hướng dẫn như hình.
🔹 HƯỚNG DẪN:
Chia thành nhóm 6 người: 5 người chơi - 1 người trong vai trò quan sát.
Giải thích trong nhóm rằng, mỗi người chơi (5 người) sẽ nhận được một phong bì chứa các mảnh ghép. Nhiệm vụ là cả nhóm phải tạo ra 5 hình vuông (mỗi người 1 cái) có kích cỡ bằng nhau. Điều kiện trong quá trình thực hiện:
Không ai được nói hoặc giao tiếp với nhau bằng bất kì cách nào (cả ngôn ngữ, lẫn ngôn ngữ hình thể đều không được phép)
Không ai được giúp người khác
Được phép cho đi mảnh ghép của mình, nhưng không được yêu cầu người khác đưa mảnh ghép của họ cho mình (vẫn quay lại luật 1, giao tiếp bị cấm).
Nhiệm vụ của người quan sát: giữ cả nhóm không vi phạm luật, và quan sát quá trình các thành viên thực hiện nhiệm vụ để làm chất liệu cho phần thảo luận. Một số câu hỏi gơi ý cho người quan sát:
Các thành viên thể hiện sự chia sẻ tài nguyên ở mức độ nào?
Khi nào thì nhóm thật sự bắt đầu hợp tác với nhau?
Để ý việc giữ ít/nhiều tài nguyên và hành động của từng thành viên
Nhiệm vụ kết thúc khi mỗi thành viên trong nhóm đã hoàn thành một hình vuông. Có 10 - 20 phút để thực hiện nhiệm vụ
Link video để mọi người dễ hình dung: https://www.youtube.com/watch?v=B6V6qg1Tz-g (trong clip này, người chơi chưa tuân thủ chặt chẽ luật lắm, vẫn có người giao tiếp với người khác, yêu cầu mảnh này mảnh kia. Mọi người xem tham khảo, nhưng nhớ lưu ý phần này nhé)
🔹 THU HOẠCH:
Đặt ra các câu hỏi để khai thác các khía cạnh về sự cộng tác:
Mỗi cá nhân cần nhìn được bức tranh tổng thể của vấn đề, thay vì chỉ tập trung vào vấn đề của mình.
Mỗi cá nhân cần ý thức được họ có thể đóng góp vào kết quả chung như thế nào.
Cần nhận ra vấn đề của các cá nhân khác để giúp họ khi cần thiết.
Ngọc chơi hẳn mấy bộ mica để tăng cường xúc giác (thay vì bằng giấy) cho hoạt động. Anh chị nào có nhu cầu dùng thì Ngọc cho mượn nhé 😛
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1194918667367619/
🔹 MỤC TIÊU:
Trải nghiệm teamwork, hỗ trợ, khi áp lực ngày càng tăng.
Có thể dùng warm up.
🔹 CHIA NHÓM:
Bao nhiêu nhóm cũng được, nhưng cần từ 6 người trở lên.
Ít người hơn sẽ không khả thi để thực hiện trò chơi.
Càng đông càng vui.
Nếu nhóm trên 10 người, có thể cho 4 bóng.
🔹 LƯU Ý:
Không gian cần đủ rộng.
Các nhóm đứng vòng tròn và mỗi người có thể xoay xở khá thoải mái là được.
Nhóm càng nhiều, trainer cần trợ giảng giám sát kết quả.
🔹 RULES:
Bóng được chuyền liên tục qua người bên cạnh cùng chiều kim đồng hồ, theo nguyên tắc mỗi người chỉ được dùng bàn tay chạm bóng, sử dụng đúng tay này trong suốt lượt chơi, chỉ được chạm bóng một lần trong 1 vòng.
Không để bóng chạm đất, chạm bóng hai lần liên tiếp, ko dùng bộ phận khác chuyền bóng.
🔹 HƯỚNG DẪN:
Bước 1. Mỗi nhóm được cho 1 quả bóng. Khi trainer hô 1, 2, 3 bắt đầu. Các nhóm bắt đầu chuyền bóng. Sau 30 giây. Trainer thông báo nhóm nào thành công.
Bước 2. Vẫn theo đúng rules, nhưng tăng thêm 1 bóng. 2 bóng chuyền cùng chiều. Sau 30 giây thông báo kết quả.
Bước 3. Tăng thêm 1 bóng nữa.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1443462125846604/
🔹 MỤC ĐÍCH: Hoạt động này có thể mở ra các cuộc thảo luận về chủ đề:
Giao việc & phản hồi kết quả rõ ràng
Đón nhận sự từ chối trong bán hàng
Giao tiếp trong nhóm
🔹 SỐ LƯỢNG NGƯỜI THAM GIA: Theo nhóm (5 người)
🔹 THỜI GIAN: 45 - 60 phút (bao gồm reflection)
🔹 CHUẨN BỊ:
Túi bong bóng cho mỗi nhóm (12 cái/thành viên)
Tăm (hoặc vật nhọn) để chích bóng cho nhóm
Giải thưởng (nếu cần thiết)
Handout dành cho "Leader"
1, Nhóm của bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc khả năng dẫn dắt của bạn trong cuộc thi này. Họ sẽ sản xuất ra rất nhiều bong bóng và đưa cho bạn. Nhiệm vụ của bạn là xác định xem sẽ NHẬN hoặc TỪ CHỐI cái nào dựa theo hướng dẫn dưới đây:
Bạn sẽ NHẬN bong bóng nếu nó THOẢ CÙNG LÚC TẤT CẢ CÁC ĐIỀU KIỆN SAU:
Bong bóng được bơm căng, và trao cho bạn từng cái một từ thành viên của nhóm.
Thành viên dùng tay trái để đưa bóng cho bạn
Quả bóng đưa tiếp theo phải khác màu với quả bóng trước đó.
Quả bóng đưa tiếp theo phải nhận từ một thành viên khác với thành viên đưa quả bóng trước đó.
Nếu quả bóng đưa tới bạn không thoả cùng lúc tất cả các điều kiện trên, bạn sẽ phải từ chối nhận quả bóng đó bằng cách ngay lập tức chích vỡ nó. Đồng thời, không được giải thích hay dùng bất cứ giao tiếp không lời nào.
Những quả bóng được nhận sẽ gom về một góc và tính điểm sau khi kết thúc thời gian.
🔹 HƯỚNG DẪN:
Chia thành nhóm 5 người, mỗi nhóm chỉ định một thành viên là "Leader"
Mỗi thành viên trong nhóm được phát 12 bong bóng
Mời "Leader" của các nhóm ra một khu vực riêng tư và giao handout cho họ, giải thích rõ và đảm bảo họ hoàn toàn hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Sau đó mời họ quay về nhóm.
Nói với các nhóm rằng, mục tiêu của nhóm là tạo ra "những quả bóng được chấp nhận" nhiều hơn các nhóm còn lại, dựa trên các tiêu chí đã được trao đổi với các "Leader". Nếu thành viên hỏi tiêu chí là gì, chỉ đơn giản nói rằng "Leader" sẽ liên tục cung cấp phản hồi về khả năng chấp nhận quả bóng.
Cho phép 7 phút để hoạt động diễn ra.
Kết thúc thời gian, cùng tổng kết lại xem nhóm nào có số lượng "bóng được chấp nhận" nhiều nhất và trao thưởng cho nhóm.
🔹 THU HOẠCH:
Chuyện gì đã xảy ra trong quá trình sản xuất bóng?
Bạn cảm thấy như thế nào khi những quả bóng bị chích mà ko biết lý do?
Bạn cảm thấy như thế nào khi quả bóng được chấp nhận. Bạn có lặp lại được không?
Hoạt động này cho chúng ta bài học gì trong khi giao việc và phản hồi kết quả?
Ở khía cạnh khác về bán hàng:
Nếu xem leader là một khách hàng lớn, và các thành viên là nhà những người bán hàng đang muốn bán sản phẩm của mình. Ta học được điều gì từ hoạt động này?
Chuyện gì xảy ra khi ta cứ mang sản phẩm đi bán, mà không biết rõ nhu cầu của khách hàng?
Với những người đã bán được hàng (quả bóng được chấp nhận), nếu bạn không biết rõ lý do vì sao bạn bán được, liệu bạn có thể tiếp tục bán hàng cho người khách ấy những lần sau?
Có những cách nào để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng?
Bạn có quan sát những người bán hàng khác để dò tìm xem khách hàng này đang muốn tìm điều gì?
Sự từ chối của khách hàng có phải luôn là tiêu cực?
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1146364485556371/
Hay còn gọi là trò “đổi đồ”. Đây là một trong số hiếm những trò mình thực hiện cực kỳ nhiều lần, thậm chí cho những người đã tham gia rồi, mà họ vẫn học được nhiều bài học mới. Những trò chơi mình dùng thường có tính chất như vậy, mỗi lần thực hiện sẽ nhận ra nhiều điều mới về bản thân và người khác.
Thường mình sẽ dùng trò này khi đội nhóm đã gắn kết rồi, thường đây sẽ là hoạt động cuối cùng của một chương trình huấn luyện.
🔹 Mục đích: giúp mọi người nhìn nhận những nỗi sợ của bản thân, tăng cường lòng tin vào đồng đội, vượt qua một rào cản về tâm lý nào đó của bản thân, và hiểu được cảm giác vui và tự hào khi hoàn thành
🔹 Chuẩn bị: cực kỳ đơn giản, mỗi đội chỉ cần một chiếc ghim giấy
🔹 Cách thực hiện: mỗi đội chơi từ 3 tới 5 người, được phát một chiếc ghim giấy. Nhiệm vụ là trong 1 tiếng (hoặc lâu hơn, có thể kéo dài nửa ngày) sẽ mang chiếc ghim giấy này đi đổi lấy những đồ vật khác có giá trị hơn ở ngoài đường hoặc đâu đó tuỳ thích. Và trong thời gian cho phép, đội nào đổi được càng nhiều đồ vật có giá trị là đội thắng cuộc.
🔹 Trò này thực hiện rất rất đơn giản, nhưng bài học thì cực kỳ nhiều. Đây là một số bài học mà người tham gia đã rút ra được.
- Khả năng đổi được đồ có giá trị hơn không phụ thuộc vào chiếc ghim, mà phụ thuộc vào khả năng tạo lòng tin của bản thân. Giá trị của mình không phải là giá trị của chiếc ghim. Vì vậy, trong công việc, giá trị của mình không phải là những gì mình được cho, cung cấp, hay những gì mình có trong tay, mà là thực lực của mình.
- Mình sẽ đối diện với cực kỳ nhiều lời từ chối, nghi ngờ, thậm chí mắng mỏ trong quá trình đổi, nhưng bản chất mình không phải như thế. Mình chỉ có một cách duy nhất là đi tiếp và đổi tiếp cho người khác.
- Những người nào nghèo, ít tiền, lại giàu lòng yêu thương hơn. Những người có vẻ giàu sang thì lại không sẵn sàng đổi.
- Để được sự trợ giúp và nhận được giá trị thì cần có lòng tin, mà lòng tin có thể được tạo ra ngay nếu như mình nói thật về mục đích của hoạt động và có một câu chuyện đúng sự thật đi kèm. Những đội nói thật (rằng mình đang tham gia hoạt động thử thách) thường đổi được nhiều hơn.
- Trong hoạt động này, nỗi sợ lớn nhất của mình sẽ bộc lộ ra (chắc chắn luôn), và những người đồng đội có thể giúp nhau vượt qua nỗi sợ này.
- Cảm giác đổi được những gì có giá trị hơn thật là sung sướng. Đây chính là cảm giác khi thành quả công việc tốt mang lại cho mình.
- Kiếm tiền (hoặc hoàn thành công việc) không hề khó, nó rất dễ nếu mình sẵn sàng mở lời ra nhờ giúp đỡ và sẵn sàng tráo đổi giá trị với người khác.
- Những đồ vật khác nhau mặc dù không tương xứng về giá tiền, nhưng lại ngang bằng về độ hữu dụng, thì tức là có giá trị bằng nhau. Trong công việc cũng vậy, có thể kinh nghiệm của hai người không lâu năm như nhau, nhưng về kỹ năng hay chuyên môn có thể ngang bằng và hỗ trợ được nhau. Vì vậy năm kinh nghiệm không có ý nghĩa gì.
🔹 Một số kết quả của những lần mình tổ chức:
- Có một vài đội đã đổi được tiền, chỉ trong 45 phút mà đổi được quá trời đồ ăn và hơn 100 ngàn. Hỏi ra thì đơn giản là họ chỉ tiếp cận những đối tượng cụ thể, tập trung ở một khu vực. Vậy là sự tập trung rất quan trọng.
- Một số người đã rất sợ khi bắt đầu hoạt động, nhưng khi đổi được 1 lần, bạn đã tự tin hơn nhiều và thấy mình có giá trị.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1105456816313805
🔹 Mục đích: mọi người cùng nhau xếp các mảnh ghép hình thành tấm hình hoàn chỉnh, từ đó thực hành kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, hợp tác với nhau.
🔹 Số lượng nhóm tham gia: từ 4 tới 8 là hiệu quả nhất. Mỗi nhóm có 4 tới 5 người.
🔹 Vật dụng & chuẩn bị:
In cho mỗi nhóm một bức tranh/ảnh bất kỳ, cùng kích thước, sau đó cắt ra thành những mảnh xếp hình jigsaw. Bạn có thể lấy mẫu sẵn về, in ra, dán vào mặt sau rồi cắt. Mỗi bức ảnh cắt ra thành 20 tới 40 miếng.
Sau đó, lấy khoảng ½ số mảnh của 1 hình, chia đều ra và trộn lẫn vào các mảnh của những hình khác. Như vậy, khi đưa các mảnh ghép cho các đội, mỗi đội sẽ nhận được phần lớn miếng ghép của 1 hình nhưng trong đó sẽ có miếng ghép của những đội khác.
🔹 Luật chơi:
Các đội nhận các mảnh ghép của mình và ghép thành hình hoàn chỉnh trong 15 phút
Tính điểm (nếu có) theo thứ tự hoàn thành
🔹 Khi chơi trò chơi này, các đội lúc đầu sẽ rất hoang mang, sẽ có các câu hỏi cho quản trò như sau:
Bạn ơi mảnh ghép này sai rồi?
Mình có được qua ngó các đội khác làm thế nào không?
Trò này không hoàn thành được, các mảnh không liên quan tới nhau.
Lúc đó quản trò cứ im im thôi, cười cười không nói gì :D
Sẽ đến một lúc nào đó, có một ai đó thốt lên: Ơ, mảnh này không phải của nhóm mình. Thế là các nhóm bắt đầu toán loạn lên, và đi đổi mảnh ghép, thậm chí còn cướp của nhau.
🔹 Bài học rút ra được (do mọi người chia sẻ lại sau đó):
Mỗi nhóm cứ nghĩ rằng mình có đủ nguồn lực để hoàn thành công việc nhưng thực chất nguồn lực có thể đến từ nhóm khác, và mình cũng có thể cho nhóm khác nguồn lực
Nếu chỉ nhìn vào nhóm mình thôi thì công việc có thể sẽ không hoàn thành
Quá trình thương lượng để tráo đổi nguồn lực cũng cần nhanh chóng, hiệu quả, đôi bên cùng có lợi. Tức là khi mình muốn lấy một mảnh của nhóm nào đó, thì mình phải cho họ một mảnh đúng với bức trạnh của họ, nếu không thì tức là mình chỉ lấy đi mà không giúp gì, họ sẽ không đồng ý cho mình mảnh ghép (nhiều khi là vì không biết mảnh đó có thực sự không phải của mình hay không).
Muốn có nguồn lực giúp mình thì phải biết cụ thể nguồn lực đó như thế nào, mình cần giúp cái gì, không thì sẽ nhận về một đống nguồn lực (mảnh ghép) không liên quan tới mình, rồi lại phải cho nhóm khác, mất thời gian lắm.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1104338823092271
🔹 Mục đích: cho người tham gia được giả lập quá trình truyền thông tin, giao tiếp trong một nhóm có cấp bậc để hoàn thành một mục tiêu, và nhận ra các rào cản trong cách giao tiếp truyền thống, cấp bậc
🔹 Số lượng: mỗi nhóm tham gia cần có 1 “giám đốc”, 2-3 “trưởng phòng”, và mỗi trưởng phòng có 2-3 “nhân viên” trong phòng của mình. Nếu đông quá thì chia ra từng nhóm có số lượng bằng nhau.
🔹 Chuẩn bị:
- mỗi người tham gia được đưa riêng 1 tờ hướng dẫn, chỉ mình được đọc, không đưa cho người khác (cách ghi hướng dẫn nằm trong luật chơi)
- xếp ghế để mỗi nhóm tham gia ngồi thành một hình tam giác gồm 3 hàng, giám đốc ngồi ở đỉnh tam giác, quay lưng về phía những người còn lại, trưởng phòng ngồi ngay sau giám đốc, quay mặt về lưng giám đốc, quay lưng về nhân viên, còn nhân viên ngồi ở hàng cuối cùng, quay mặt về phía lưng trưởng phòng
🔹 Luật chơi (ghi luật này trong các tờ hướng dẫn luôn):
- mọi người chỉ được giao tiếp với nhau bằng giấy, truyền tay nhau (mình cần chuẩn bị rất nhiều mảnh giấy nhỏ). Mọi hình thức giao tiếp khác đều không được phép (nói, nhìn mắt, ra hiệu, chạm…)
- giám đốc chỉ được giao tiếp với trưởng phòng
- trưởng phòng chỉ được giao tiếp với giám đốc và nhân viên trực tiếp dưới quyền mình, không được giao tiếp với trưởng phòng khác hoặc nhân viên của phòng khác
- nhân viên chỉ được giao tiếp trực tiếp với trưởng phòng mình, không được giao tiếp với nhân viên khác và trưởng phòng khác, và giám đốc
- giám đốc được phát một tờ hướng dẫn gồm luật chơi nêu trên, một danh sách gồm 12 ký tự khác nhau (chẳng hạn ? @ ! $ % # ^...), và nhiệm vụ của giám đốc là “mỗi nhân viên sẽ có 1 danh sách có 6 ký tự bất kỳ, và có 1 ký tự trong 12 ký tự của giám đốc mà không nhân viên nào có, giám đốc phải xác định được xem đó là ký tự nào”
- trưởng phòng được phát một tờ hướng dẫn gồm các luật nêu trên và KHÔNG có hướng dẫn nào khác
- nhân viên được phát một tờ hướng dẫn gồm các luật nêu trên, một danh sách gồm 6 ký tự bất kỳ trong 12 ký tự của giám đốc (sắp xếp ngẫu nhiên, mỗi nhân viên có một danh sách khác nhau) và KHÔNG có hướng dẫn nào khác
Thời gian để thực hiện là 15 phút.
🔹 Biến thể: khi trò chơi diễn ra được ½ thời gian, thì người quản trò có thể thay đổi danh sách ký tự của các nhân viên bằng cách đưa cho họ những ký tự mới, nhưng trưởng phòng và giám đốc không biết vì họ ngồi quay lưng vào nhân viên, quay mặt lên trên.
🔹 Những điều sau có thể xảy ra trong quá trình hoàn thành trò chơi:
- giám đốc ban đầu sẽ viết rất nhiều, gửi giấy xuống lia lịa, trong khi trưởng phòng và nhân viên ngồi chờ rất hoang mang vì trong tờ hướng dẫn của họ không ghi mục đích của hoạt động là gì
- nhân viên ngồi chờ lâu quá sẽ ngó qua ngó lại, và chỉ làm theo chỉ đạo của trưởng phòng một cách rất đối phó
- khi ký tự của nhân viên bị thay đổi, toàn bộ sự giao tiếp thông tin sẽ trở nên loạn xạ, bực dọc có thể xảy ra
- những nhóm nào hoàn thành chậm là nhóm giám đốc phải làm rất nhiều, thu thập thông tin từ nhân viên và tự mình tổng kết, còn nhân viên ngồi chơi
- nhóm nào hoàn thành nhanh nhất thường là do giám đốc vẽ sẵn một bảng và bảo nhân viên tự điền vào, nhân viên được chia sẻ việc còn giám đốc thì chơi
🔹 Bài học (do người tham gia chia sẻ):
- giám đốc thường có giả định là mọi người đều nắm rõ mục tiêu của hoạt động, nhưng thực tế là chỉ có giám đốc mới biết mục tiêu là gì, còn những người khác không được hướng dẫn phần này. Giả định này khiến nhóm làm việc rất đối phó và không hiệu quả. Tình trạng này xảy ra rất nhiều trong đội nhóm.
- giao tiếp một chiều rất mệt mỏi, mặc dù ai cũng biết là họp nhóm bàn tròn với nhau sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề nhưng nhiều công ty phân cấp bậc quá chặt chẽ, giám đốc không bao giờ làm việc trực tiếp với nhân viên, khiến công việc trì trệ, nhân viên không có động lực
- giao đoạn đầu của dự án thường sẽ khiến nhân viên bị động, hoang mang, không biết phải làm gì vì chưa có chỉ thị của giám đốc, trong khi giám đốc chỉ giao việc rất tỉ mỉ mà không nói rõ mục đích cuối cùng. Các nhóm hoàn thành trò chơi này trong 10 phút thường là do giám đốc chia sẻ ngay lập tức tình hình và mục đích của trò chơi. Còn nhóm nào làm hoài không xong là vì giám đốc chỉ ra chỉ thị mà không nói rõ mục tiêu cuối cùng là gì.
- thông tin có được từ nhân viên cũng dễ thay đổi vì tình hình thay đổi (lúc ký tự bị thay đổi), nếu giám đốc không cho nhân viên biết mục tiêu cuối cùng thì nhân viên sẽ không biết có nên nói với cấp trên về sự thay đổi hay không.
- nếu có một phương pháp chia sẻ việc hiệu quả từ đầu do giám đốc đưa ra, cùng với mục tiêu cụ thể được chia sẻ cho toàn bộ nhóm biết, thì ai cũng cảm thấy mình là một phần của hoạt động và hoàn thành rất nhanh. Còn không làm vậy thì nhân viên sẽ chỉ đưa thông tin mình có lên cho giám đốc, và giám đốc sẽ phải là người làm việc rất cực nhọc để tổng hợp. Trong khi thực chất, giám đốc nên là người điều hành và điều phối, không phải người trực tiếp làm.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1104404689752351
🔹 Mục đích: giúp người tham gia thoả sức sáng tạo để giải quyết những vấn đề của chính mình, bên cạnh đó nhận ra những năng lực mình đã có, và muốn có, thậm chí nhận ra đam mê của mình.
🔹 Chuẩn bị: mỗi người 2 tờ giấy nhỏ
🔹 Cách thực hiện:
- Toàn bộ mọi người tham gia sẽ biến thành những “vị thần” và không gian thực hiện là cõi thiên thần, mình không còn là người thường nữa.
- Chia toàn bộ các vị thần thành những nhóm gồm 3 vị thần.
- Mỗi vị thần sẽ viết 1 vấn đề mình đang gặp phải (khi mình còn là người) mà mình chưa biết giải quyết thế nào lên 1 tờ giấy, mà không ghi tên mình. Như vậy các vấn đề đều được giấu tên. Người quản trò có thể gợi ý là: mọi người cứ ghi hết vấn đề nào cũng được, kể cả nhạy cảm, vì mình giấu tên.
- Mỗi vị thần sẽ dùng tờ giấy còn lại để viết tên của mình (tức là tên vị thần, lúc này có thể sáng tạo thoải mái) và viết ra một năng lực siêu nhiên mà mình có. Ví dụ: vị thần đá, có khả năng kiên nhẫn trong mọi tình huống; “dâm nữ đầm lầy” có khả năng làm cho người ta sướng (cái này mình viết lại y nguyên lời của một người tham gia hahaha)... Người quản trò có thể gợi ý để gợi sự sáng tạo của người tham gia.
- Sau đó người quản trò sẽ thu hết các mảnh giấy ghi vấn đề lại, và sẽ cho từng “đội thần” bốc thăm một vấn đề. Lúc này, các vị thần sẽ đóng vai những vị thần thông thái, trả lời câu hỏi do người hạ giới mang lên. Các vị thần sẽ trả lời câu hỏi theo đúng vai trò và khả năng của mình (như mình đã viết ra trong tờ giấy còn lại). Trước khi trả lời, các vị thần sẽ giới thiệu cho cả nhóm biết mình là thần gì, có khả năng gì.
- Các vị thần sẽ trả lời theo nhóm 3 người.
- Hoạt động có thể kết thúc lúc nào tuỳ người quản trò, có thể giới hạn thời gian, hoặc cho đến khi toàn bộ mọi vấn đề được giải quyết hết.
🔹 Kết quả của trò chơi:
- Các vấn đề sẽ được giải quyết bằng những con mắt mới, rất lạ, và có thể giúp người viết ra vấn đề có góc nhìn mới về nó.
- Tên của vị thần và năng lực siêu nhiên chính là một cách mình thể hiện điểm mạnh và đam mê của mình, rất có thể đam mê của mình liên quan trực tiếp tới khả năng của vị thần mình chọn.
- Nhìn nhận vấn đề theo con mắt của một người có đầy quyền năng sẽ giúp mình giải quyết được dễ dàng hơn.
🔹 Lưu ý khi thực hiện:
- Nên nhấn mạnh rằng người tham gia cần đóng vai vị thần thay vì suy nghĩ theo tư duy của "người thường", và sáng tạo cách giải quyết vấn đề theo một hướng mà vị thần mới có thể nghĩ ra.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1105464286313058
Hoạt động này mình từng dùng trong chương trình về xây dựng đội nhóm và một chương trình khác về EQ (trí tuệ cảm xúc). Hoạt động này mình đã dùng để mở đầu một phần thảo luận về tạo động lực cho bản thân và cho nhóm.
🔹 Mục đích: tìm hiểu xem động lực để hoàn thành công việc đến từ đâu.
🔹 Chuẩn bị:
- Chia ra thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 tới 5 người
- Mỗi nhóm nhận một tờ hướng dẫn, chỉ nhóm được biết, không được cho nhóm khác biết. Trong tờ hướng dẫn ghi yêu cầu nhóm phải hoàn thành trong một thời hạn nhất định (mình hay để 15 phút)
🔹 Thực hiện:
- Mấu chốt của hoạt động là yêu cầu cho các nhóm khác nhau, nhưng họ không biết. Sự khác nhau này quyết định độ dễ/khó của yêu cầu. Ví dụ cho các yêu cầu có thể như sau:
Nhóm 1: nghĩ ra tên của 1 công ty kinh doanh, 1 slogan, và vẽ 3 logo
Nhóm 2: nghĩ ra tên của 1 công ty kinh doanh, 3 slogan, và vẽ 9 logo
Nhóm 3: nghĩ ra tên của 3 công ty kinh doanh khác nhau, mỗi công ty nghĩ ra 3 slogan, và vẽ 9 logo cho mỗi công ty
Nhóm 4: nghĩ ra tên của 6 công ty kinh doanh khác nhau, mỗi công ty nghĩ ra 3 slogan, và vẽ 9 logo cho mỗi công ty
Hoặc nếu muốn liên quan trực tiếp đến chủ đề động lực thì có thể đưa yêu cầu như sau
Nhóm 1: nghĩ ra 1 lý do khiến nhân viên mất động lực và nêu ra 1 giải pháp
Nhóm 2: nghĩ ra 3 lý do khác nhau khiến nhân viên mất động lực và nêu ra 3 giải pháp khác nhau cho mỗi lý do đó
Nhóm 3: nghĩ ra 5 lý do khác nhau khiến nhân viên mất động lực và nêu ra 5 giải pháp khác nhau cho mỗi lý do đó
Nhóm 4: nghĩ ra 10 lý do khác nhau khiến nhân viên mất động lực và nếu ra 10 giải pháp khác nhau cho mỗi lý do đó
Bạn có thể thấy là nhóm 1 sẽ hoàn thành công việc rất nhanh, chắc chắn là trước thời hạn, sau đó nhóm sẽ ngồi chơi, nhìn ra xung quanh, có vẻ chán, và bắt đầu nói chuyện riêng. Còn nhóm 4 sẽ rất căng thẳng, viết rất nhiều, và chắc chắn sẽ không hoàn thành trong thời hạn được. Nhóm 1 và nhóm 4 có thể sẽ có cảm xúc tiêu cực. Nhóm 2 và 3 có thể sẽ hoàn thành trong thời hạn và rất vui.
🔹 Bài học:
- Nếu công việc dễ quá hoặc khó quá, động lực sẽ giảm sút. Công việc dễ quá hoặc ít quá thì nhân viên sẽ làm việc riêng. Công việc khó quá hoặc nhiều quá thì nhân viên làm hoài không hết, sẽ tạo áp lực triền miên và nản.
- Nếu công việc không liên quan trực tiếp tới nhu cầu của cá nhân (ví dụ như yêu cầu về nghĩ ra tên công ty) thì sẽ không có động lực để hoàn thành. Nếu công việc liên quan trực tiếp tới mình (ví dụ như yêu cầu về lý do khiến mình mất động lực) thì động lực sẽ cao hơn.
Bạn có thể cho mọi người tham gia thảo luận thêm xem trong hoạt động này, điều gì mang lại động lực và điều gì cản trở động lực.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1106135106245976
Trò này mình hay dùng trong chương trình teambuilding hoặc huấn luyện lãnh đạo, thường là hoạt động ở giữa chương trình khi cần vận động.
🔹 Mục đích: giúp các đội chơi thực hành kỹ năng dẫn dắt, giao tiếp, và giải quyết vấn đề, bằng cách đưa cả nhóm từ bờ bên này sang bờ bên kia của “biển”. Biển thực chất là một khoảng cách khoảng 20m, được xác định bởi 2 đường bờ biển.
🔹 Chuẩn bị và thực hiện: tuỳ xem không gian và vật liệu có cho phép không, mình đã từng thực hiện 2 biến thể của trò này
- Biến thể 1: mỗi đội gồm 10 người, và phát cho mỗi đội 5 tờ giấy A4 (số tờ giấy bằng ½ số người). Các đội sẽ phải đưa toàn bộ thành viên sang bờ bên kia mà không được chạm chân xuống biển, và không được xé giấy. Các tờ giấy có thể được di chuyển. Nếu có 1 người chạm chân xuống biển thì cả đội quay về làm lại từ đầu.
- Biến thể 2: mỗi đội 10 người, và xếp sẵn 2 tấm ván dài đặt chồng lên nhau, dưới các tấm ván đặt khoảng 5 tới 8 viên gạch. Khi bắt đầu 10 người sẽ đứng trên tấm ván. Nhiệm vụ là các đội phải lấy được các viên gạch ra khỏi phía dưới tấm ván, và xếp 2 tấm ván lên trên những viên gạch để làm cầu vượt biển sang bờ bên kia, mà không được ngã xuống nước. Nếu có ai chạm chân xuống biển thì cả đội làm lại từ đầu.
🔹 Bài học: hoạt động này có nhiều bài học về điều phối, dẫn dắt và giao tiếp.
- Trong tình huống này, thường sẽ cần có một người dẫn dắt chính và một vài người khác dẫn dắt cùng, và những người còn lại sẽ nghe theo. Và ai có khả năng lãnh đạo sẽ bộc lộ ra ngay. Nếu không có ai dẫn dắt chính, nhóm sẽ loạn và khó hoàn thành nhiệm vụ.
- Việc giao tiếp phải thực sự chính xác và nhanh gọn, nếu không sẽ xảy ra hiểu nhầm và có thể sẽ khiến cả nhóm bị ngã. Vì không gian di chuyển trên giấy hoặc trên ván rất nhỏ, chỉ cần 1 người ngã là cả nhóm bị ngã.
- Nếu như có người bước lên dẫn dắt chính rồi, thì trước hết mình cứ nghe theo họ cái đã, và sẽ nêu ra ý kiến của mình theo hướng phát triển thêm ý đã có sẵn, thay vì tranh cãi. Để làm được lãnh đạo thì phải làm được thành viên trong nhóm cái đã.
- Yêu cầu của trò chơi không cấm dùng giấy hoặc ván của các nhóm khác. Nên nhóm nào hoàn thành chậm hơn các nhóm khác có thể sáng tạo và bắc cầu sang phía đó. Trong công việc, mình không cần thiết phải tự làm tất cả mọi thứ.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1106511886208298
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Chỉ dùng 10 câu hỏi với câu trả lời Yes/No để đoán xem một người đang nghĩ tới từ gì trong đầu, từ đó thu hoạch được những bài học về đặt câu hỏi, khai thác thông tin, hợp tác với nhau, và giao tiếp hiệu quả.
🎯 MỤC ĐÍCH:
Thử thách khả năng đặt câu hỏi và hợp tác với nhau của người tham gia, giúp người tham gia nhận ra các lỗ hổng và bài học của bản thân về những giả định, cách đặt câu hỏi, cách hợp tác, và cách giao tiếp của mình.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Câu hỏi chất lượng
Lắng nghe và quan sát
Giao tiếp hiệu quả
Hợp tác trong nhóm khi làm việc
Khai thác thông tin hiệu quả
Truyền thông hiệu quả
Lãnh đạo, dẫn dắt nhóm
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Từ 2 tới 10 người một nhóm, nếu nhiều hơn có thể chia thành các nhóm nhỏ
Phù hợp với những người tham gia đã có thể tư duy logic, có thể với học sinh cấp 2 trở lên.
⏰ THỜI GIAN:
15 phút cho một vòng chơi, nếu chơi nhiều vòng có thể tăng thời gian tương ứng
30 phút cho thu hoạch
📂 CHUẨN BỊ:
20 từ tiếng Việt có nghĩa, mỗi từ có 2 tiếng (âm tiết).
In danh sách 20 từ ra giấy, mỗi tờ có thứ tự các từ ngẫu nhiên, khác nhau
📣 HƯỚNG DẪN:
Chia nhóm: nếu số lượng người tham gia nhiều hơn 10, có thể chia làm sao để mỗi nhóm có từ 2 tới 10 người tham gia. Nếu nhóm có ít người tham gia, bài học về làm việc nhóm sẽ không rõ ràng, bên cạnh đó bài học về lắng nghe, quan sát, đặt câu hỏi cẩn trọng sẽ rõ ràng hơn. Nếu nhóm có nhiều người tham gia, bài học về làm việc nhóm sẽ rõ ràng hơn, nhưng sẽ ít có cơ hội để đúc kết bài học về lắng nghe, quan sát, đặt câu hỏi cẩn trọng.
Đưa cho mỗi người tham gia 1 tờ danh sách gồm 20 từ được sắp xếp theo thứ tự khác nhau. Tất nhiên, người tham gia không biết là 20 từ này được sắp xếp khác nhau.
Cử 1 người làm “người trả lời” trong nhóm. Thành viên này sẽ chọn 1 từ trong 20 từ trên tờ giấy của mình, và không nói cho thành viên còn lại biết.
Bắt đầu đặt câu hỏi (Vòng 1). Những thành viên còn lại của nhóm sẽ đặt các câu hỏi cho người trả lời, và người trả lời chỉ được gật đầu hoặc lắc đầu (Yes/No) mà không được nói. Nếu cần thiết, có thể cho phép người trả lời có lựa chọn nhún vai (No Comment) nếu không thể trả lời được câu hỏi nào đó theo hướng Yes/No. Lúc này, khả năng cao là các thành viên sẽ đặt câu hỏi toán loạn và không đoán được từ đúng.
Tiếp tục chơi lại (Vòng 2). Một người khác sẽ chọn một từ trong danh sách, và chơi lại như trên. Lúc này, các thành viên còn lại sẽ bắt đầu nhận ra bài học, hợp tác với nhau và có thể đoán được.
Bổ sung (Vòng 3). Nếu có nhóm nào vẫn không đoán được, thì cho phép nhóm thảo luận thêm và chơi tiếp vòng 3, với một người trả lời mới. Điều quan trọng trong các hoạt động là cho người tham gia thất bại và phải có thành công, để tăng động lực cho bản thân. Người điều phối có thể hỗ trợ về chiến lược đặt câu hỏi, hoặc cho những nhóm đã đoán thành công gợi ý chiến lược.
📝 THU HOẠCH:
Bạn có cảm xúc gì trong quá trình tham gia hoạt động? Điều gì đã khiến bạn có cảm xúc đó?
Điều gì khác biệt giữa lần không đoán được và lần đoán được từ đã chọn?
Chiến lược khiến nhóm đoán được từ đã chọn là gì?
Nếu được làm lại, bạn sẽ thay đổi điều gì trong cách thực hiện?
Nếu có những điều kiện thay đổi (ví dụ: 100 thay vì 20 từ; 30 người hỏi thay vì dưới 10 người hỏi) thì điều gì sẽ xảy ra?
Những bài học trên có thể áp dụng trong những tình huống nào trong thực tế?
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Câu từ trong câu hỏi cần rõ ràng, cẩn thận, tránh hiểu nhầm, vì người hỏi và người trả lời có thể hiểu khác về cùng một từ.
Khi có nhiều người cùng hoàn thành một nhiệm vụ, việc thảo luận chiến lược trước khi thực hiện là điều rất cần thiết.
Quan sát và lắng nghe trước khi đặt câu hỏi (hoặc giao tiếp nói chung), thay vì nói ngay.
Nếu có một người đứng ra làm trưởng nhóm để quyết định nên hỏi câu nào, thay vì tất cả mọi người cùng thi nhau hỏi, thì sẽ giúp quá trình hỏi đáp diễn ra hiệu quả hơn.
Có thể mọi người không nhận ra là danh sách của mỗi người khác nhau, điều này sẽ giúp nhận ra bài học là phải đối chiếu thông tin và đảm bảo mọi người cùng nhìn vào một bức tranh giống nhau.
Đôi khi sẽ có những câu hỏi mà người trả lời không đưa ra được câu trả lời, hoặc trả lời sai. Lý do là vì hai người hiểu về các từ ngữ, khái niệm trong câu hỏi khác nhau. Vì vậy, khi đặt câu hỏi, phải đảm bảo rằng các từ ngữ được dùng là các từ rõ ràng, không có nhiều nghĩa, nên có ngữ cảnh.
❗ CÁC LƯU Ý KHI THỰC HIỆN:
Nên giới hạn thời gian, nếu không nhóm sẽ mất quá nhiều thời gian để tranh cãi, suy nghĩ.
Để duy trì động lực cho thành viên, phải tạo cơ hội để các nhóm tham gia đoán được từ ít nhất 1 lần.
Số lượng thành viên trong nhóm sẽ phụ thuộc vào bài học mà người điều phối kỳ vọng người tham gia nhận ra. Nếu bài học tập trung nhiều hơn vào lắng nghe, quan sát, đặt câu hỏi chất lượng, thì nên có ít thành viên. Nếu bài học tập trung vào hợp tác, làm việc nhóm, khai thác thông tin, quan điểm, thì có thể có nhiều thành viên.
🌱 BIẾN THỂ:
Có thể mở rộng yêu cầu bằng cách chọn 1 từ bất kỳ thay vì chọn trong danh sách, để tăng độ khó. Có thể tăng số lượng câu hỏi hoặc chỉ giới hạn thời gian, mà không giới hạn câu hỏi. Từ đó thu hoạch về quá trình tư duy để khai thác thông tin từ một ai đó.
Có thể cho các nhóm chơi thêm 1 vòng nữa, lúc này nhóm được đặt 5 câu hỏi, và người trả lời được quyền trả lời mỗi câu hỏi bằng một câu nói. Từ đó đúc kết được mức độ hiệu quả của các câu hỏi.
Có thể có 1 người trả lời chung cho 2 nhóm, cho 2 nhóm lần lượt đặt câu hỏi cho người đó, 2 nhóm được đoán xem từ người trả lời chọn là từ nào khi đến lượt nhóm mình. Bài học ở đây có thể là việc hợp tác với đối thủ cạnh tranh như thế nào là phù hợp.
Có thể sắp xếp 3 vòng chơi theo cấu trúc chặt chẽ hơn nếu thành viên chưa có nhiều kinh nghiệm về đặt câu hỏi hoặc làm việc nhóm. Vòng 1: không cho thảo luận khi đặt câu hỏi. Vòng 2: cho phép thảo luận khi đặt câu hỏi. Sau đó cho các nhóm thảo luận thêm về chiến lược đặt câu hỏi hiệu quả. Vòng 3: sử dụng chiến lược đó để thực hiện.
Nếu không có cơ hội chuẩn bị trước 20 từ, có thể yêu cầu nhóm này viết 20 từ cho nhóm kia. Trong trường hợp này, yêu cầu về sắp xếp ngẫu nhiên cho từng người không được đảm bảo, và có thể chỉ được 1 người trả lời cho cả 3 vòng chơi.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1570199466506202
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Người tham gia bộc lộ một cảm xúc, đồng thời quan sát và cảm nhận cảm xúc của một người khác trong phòng.
🎯 MỤC ĐÍCH:
Giúp người tham gia nhận ra cách bản thân bộc lộ cảm xúc của mình và nhận ra cảm xúc của bản thân mình ảnh hưởng tới việc tiếp nhận cảm xúc từ người khác như thế nào.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Giao tiếp hiệu quả
Trí tuệ xúc cảm (EQ)
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Những người đã bắt đầu ý thức về cảm xúc của mình
⏰ THỜI GIAN:
45 phút bao gồm thu hoạch
📂 CHUẨN BỊ:
Giấy và bút
📣 HƯỚNG DẪN:
Giao nhiệm vụ cá nhân: Mỗi người nhận được một tờ giấy có tên một cảm xúc phổ biến, được giao ngẫu nhiên, ví dụ: vui, buồn, khó chịu, bực bội, ân hận, hối lỗi, tiếc nuối… Số lượng cảm xúc bằng số lượng người tham gia, và số lượng cảm xúc tích cực bằng số lượng cảm xúc tiêu cực.
Đưa mình vào trạng thái cảm xúc: Mỗi người nghĩ tới một tình huống gần đây mình có cảm xúc đó một cách rõ ràng, mạnh mẽ, và người hướng dẫn có thể đưa mọi người qua một phần tưởng tượng khoảng 5 phút bằng cách nhắm mắt và tưởng tượng lại tình huống, và cảm nhận được cảm xúc đó.
Bắt cặp và bộc lộ cảm xúc đó cho người kia thấy: Yêu cầu hai người ngẫu nhiên bắt cặp với nhau, thảo luận với nhau về câu hỏi “Bạn hay thể hiện cảm xúc như thế nào?” đồng thời mỗi người phải tập trung thể hiện cảm xúc của mình cho người kia cảm nhận trong 5 phút. Lưu ý: lúc này người điều phối chưa nói ra yêu cầu “đoán cảm xúc”.
Đoán cảm xúc: Sau 5 phút, hai người được yêu cầu đoán cảm xúc của người kia. Ai đoán đúng được 1 điểm, đoán sai không được điểm.
Lặp lại: Bắt cặp với 2 người nữa, thực hiện lại quá trình thảo luận và thể hiện cảm xúc, và đoán cảm xúc. Tiếp tục tính điểm.
Tổng kết: Người điều phối tổng kết điểm và ai được điểm cao nhất là người thắng cuộc.
📝 THU HOẠCH:
Phỏng vấn những người điểm thấp và hỏi: Điều gì khiến bạn khó đoán được cảm xúc của người kia?
Phỏng vấn những người điểm cao và hỏi: Điều gì khiến bạn dễ dàng đoán được cảm xúc của người kia?
Hỏi mọi người: Bạn hay thể hiện cảm xúc thế nào? Điều gì ảnh hưởng tới việc thể hiện cảm xúc của bạn?
Hỏi mọi người: Bạn dùng các dấu hiệu gì để cảm nhận được cảm xúc của người kia?
Hỏi mọi người: Cảm xúc của bản thân ảnh hưởng tới việc phán đoán, cảm nhận cảm xúc của người khác như thế nào?
Đúc kết: Các cách thể hiện cảm xúc để người khác hiểu được cảm xúc của mình; và các cách để cảm nhận được cảm xúc của người khác
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Việc phán đoán, cảm nhận cảm xúc của người khác có thể sẽ khó khăn nếu bản thân đang có một cảm xúc mạnh.
Cảm xúc của bản thân có ảnh hưởng tới cách mình nhìn nhận cảm xúc của người khác và cách mình chia sẻ
❗ CÁC LƯU Ý KHI THỰC HIỆN:
Việc thể hiện cảm xúc trong không gian lớp học có thể khó khăn với những ai chưa có nhận thức rõ về cảm xúc, vì vậy, để giúp mọi người thể hiện cảm xúc tốt hơn, quá trình dẫn dắt để cảm xúc đó xuất hiện trước khi bắt cặp thể hiện cảm xúc cần chậm rãi, từ từ.
Không gian trong lớp học cần tạo ra cảm giác an toàn, thoải mái, để cảm xúc của mọi người được chấp nhận thay vì phán xét.
Trong trường hợp mọi người gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc, quá trình thu hoạch sẽ tập trung hơn vào câu hỏi “Điều gì khiến bạn khó thể hiện cảm xúc?” từ đó đúc kết “Để thể hiện cảm xúc tốt hơn, bạn cần thay đổi điều gì?”
🌱 BIẾN THỂ:
Thay vì tự mình tưởng tượng đến tình huống có cảm xúc, người tham gia có thể được chia nhóm và xem các video clip khác nhau, nhằm kích hoạt các cảm xúc khác nhau
Thay vì bắt cặp chia sẻ, thảo luận để đoán cảm xúc, người tham gia có thể được yêu cầu thể hiện cảm xúc đó trên cơ thể, vẻ mặt mà không dùng lời trong một vòng tròn, cùng lúc đó phải đoán cảm xúc của một người cụ thể (được sắp xếp trước) trong vòng tròn.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1592650440927771
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Mỗi người mang đến những đồ vật có ý nghĩa với mình, chia sẻ ý nghĩa đó với người khác, và quyết định xem mình có muốn tặng đồ vật đó cho người khác hay không.
🎯 MỤC ĐÍCH:
Giúp mọi người nhớ lại cảm xúc của mình về những sự kiện quan trọng, bao gồm cả cảm xúc tích cực và tiêu cực, sau đó sẵn sàng chia sẻ cảm xúc đó cho người khác và buông đi các cảm xúc tiêu cực.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Trí tuệ cảm xúc
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Tất cả mọi người bắt đầu có nhận thức về cảm xúc của mình
⏰ THỜI GIAN:
45 phút
📂 CHUẨN BỊ:
Mỗi người tham gia mang theo hai đồ vật gắn với một kỷ niệm vui và buồn của bản thân, có giá trị nhỏ, và có thể cho đi được. Không nên chọn đồ vật có giá trị lớn, và bản thân không muốn cho đi.
📣 HƯỚNG DẪN:
Giới thiệu hoạt động trước khi buổi học diễn ra. Yêu cầu người tham gia mang đến hai đồ vật gắn với hai kỷ niệm của mình (tốt và xấu), chọn đồ vật có giá trị vật chất thấp, và mình sẵn sàng tặng nó cho người khác.
Nhận diện cảm xúc. Mỗi người chia sẻ các đồ vật của mình, kỷ niệm liên quan và chia sẻ cảm xúc cụ thể của mình gắn với kỷ niệm đó. Ví dụ: cái đàn guitar cũ do người yêu cũ tặng, kỷ niệm là nó tặng mình cái đàn vì mình muốn học đàn, cảm xúc lúc đó là vui, nhưng sau đó chia tay nên cảm xúc chung về người yêu cũ (kèm cái đàn) là ghét.
Suy nghĩ về ảnh hưởng của cảm xúc đó tới mình. Người tham gia sau khi chia sẻ cụ thể cảm xúc của mình gắn với các đồ vật, được yêu cầu suy nghĩ xem các cảm xúc đó có ảnh hưởng gì tới suy nghĩ, quan điểm, quyết định của mình. Đồng thời xác định mình muốn vượt qua các cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm nào trong đó.
Tặng đồ vật đó cho người khác. Mỗi người sau khi chia sẻ sẽ quyết định mình muốn tặng các đồ vật này hay không, người tham gia có thể chọn để tặng 1 hoặc 2 đồ vật mình mang theo, hoặc không tặng đồ vật nào. Nếu tặng, tất cả các đồ vật được tặng sẽ để chung một chỗ, và ai đã tặng đồ sẽ được chọn một đồ vật mà mình thích. Ai không muốn tặng có thể giữ đồ vật của mình, và không nhận đồ từ người khác.
Chia sẻ lý do. Mỗi người chia sẻ lý do cho quyết định của mình. Sau đó chia sẻ mong muốn của mình liên quan tới đồ vật mình tặng đi hoặc giữ lại. Trả lời câu hỏi: Mình tặng món đồ này để đạt được điều gì? Mình muốn người nhận đạt được điều gì? Mình giữ lại món đồ này để đạt được điều gì?
Quan sát sự thay đổi cảm xúc. Sau quyết định tặng đồ trên, và sau khi nhận đồ mới trên tay mình hoặc giữ lại đồ của mình, người tham gia cùng quan sát xem cảm xúc của mình có thay đổi gì hay không. Ví dụ: cảm xúc nhẹ nhàng hơn khi tặng chiếc đàn guitar. Và thấy vui khi nhận món đồ của người khác.
Chia sẻ cảm xúc mới cho người tham gia cùng biết.
📝 THU HOẠCH:
Bạn có cảm xúc gì gắn liền với kỷ niệm này? Cảm xúc đó ảnh hưởng hoặc hỗ trợ bạn như thế nào?
Bạn có sẵn sàng để kỷ niệm này lại trong quá khứ và tập trung vào tương lai? Tại sao?
Bạn có thay đổi gì trong cảm xúc khi quyết định buông hoặc giữ kỷ niệm này?
Khi nhận được đồ vật mới, cảm xúc của bạn là gì? Tại sao bạn chọn đồ vật đó? Nó nói lên mong muốn gì của bạn?
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Sự níu kéo của mình gắn với kỷ niệm, đồ vật có thể khiến mình khó lòng buông bỏ các cảm xúc, cảm giác cũ, và không tiến tới những cơ hội mới.
Khi buông được sự gắn kết với đồ vật, mình cũng có thể buông được sự gắn kết với cảm xúc.
❗ CÁC LƯU Ý KHI THỰC HIỆN:
Hoạt động này yêu cầu người tham gia chia sẻ các kỷ niệm, cảm xúc rất cá nhân, nên người điều phối cần tạo không gian an toàn và sự tin tưởng giữa người tham gia.
Trường hợp có người không sẵn sàng để cho đi đồ vật nào, thì họ cũng không được nhận đồ vật nào và điều này có thể khiến họ cảm thấy bị loại trừ. Người hướng dẫn có thể chuẩn bị trước một vài món quà nhỏ, có ý nghĩa tinh thần để tặng riêng cho họ và mời họ chia sẻ cảm xúc sau khi nhận.
🌱 BIẾN THỂ:
Nếu không được chuẩn bị trước để mang theo đồ vật, người tham gia có thể viết các kỷ niệm này ra giấy, sau đó quyết định “buông đi” kỷ niệm gì bằng cách để các kỷ niệm đó vào một chỗ, sau đó đem đốt giống như một nghi lễ “tiêu hủy”.
Nếu người tham gia có sẵn các vật dụng trong tay mình hoặc trong phòng, người điều phối có thể yêu cầu họ chọn đồ vật mình có sẵn đại diện cho các kỷ niệm mà mình sẵn sàng cho đi một cách ẩn dụ thay vì liên quan trực tiếp.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1597552303770918
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Mỗi người liệt kê những điều mình muốn giữ, và những điều mình sẵn sàng buông đi, từ đó có nhận thức rõ ràng và sâu sắc hơn về hệ giá trị của mình.
🎯 MỤC ĐÍCH:
Giúp người tham gia nhận thức về những gì mình coi là quan trọng nhất trong cuộc sống, từ đó nhận thức về hệ giá trị của mình.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Phát triển bản thân
Định hướng cuộc đời
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Những người bắt đầu muốn nhận thức sâu về bản thân
⏰ THỜI GIAN:
60 phút
📂 CHUẨN BỊ:
Mỗi người cần có giấy và bút
📣 HƯỚNG DẪN:
Vòng 1, thực hiện cá nhân: Liệt kê những đồ vật mình phải giữ lại và đồ vật mình sẵn sàng cho đi. Mỗi người liệt kê 2 danh sách: (1) tối đa 10 đồ vật thuộc quyền sở hữu của mình mà mình không thể sống tốt nếu thiếu chúng, và (2) tối thiểu 10 đồ vật thuộc quyền sở hữu của mình mà mình sẵn sàng cho đi ngay lập tức.
Chia sẻ theo cặp: Bắt cặp và chia sẻ danh sách này, so sánh xem có điểm gì giống và khác nhau. Sau đó hai người cùng đánh giá xem những đồ vật này nói lên rằng hai người coi trọng những điều gì nhất trong cuộc sống. Viết ra ít nhất 3 điều chung của hai người, và 3 điều khác nhau giữa hai người.
Vòng 2, thực hiện cá nhân: Liệt kê những mối quan hệ mình phải giữ lại và những mối quan hệ mình sẵn sàng buông đi. Mỗi người liệt kê 2 danh sách: (1) tối đa 5 người mình không thể sống tốt nếu thiếu họ, và (2) tối thiểu 5 người mình sẵn sàng chào tạm biệt khỏi cuộc sống của mình mà vẫn sống tốt.
Chia sẻ theo cặp: Bắt cặp với người khác, chia sẻ và so sánh xem có điểm gì giống và khác nhau. Sau đó hai người cùng đánh giá xem những mối quan hệ này nói lên rằng hai người coi trọng những điều gì nhất trong cuộc sống. Viết ra ít nhất 3 điều chung của hai người, và 3 điều khác nhau giữa hai người.
Vòng 3, thực hiện cá nhân: Liệt kê những niềm tin, quan điểm sống mà mình phải giữ lại, và những niềm tin, quan điểm sống mà mình sẵn sàng bỏ đi. Mỗi người liệt kê 2 danh sách: (1) tối đa 5 niềm tin, quan điểm sống mà mình phải giữ lại để sống tốt, và (2) tối thiểu 5 niềm tin, quan điểm sống mà mình sẵn sàng bỏ đi để sống tốt hơn.
Chia sẻ theo cặp: Bắt cặp với người khác, chia sẻ và so sánh xem có điểm gì giống và khác nhau trong những niềm tin và quan điểm sống quan trọng. Từ đó hai người viết ra ít nhất 3 điều chung của hai người, và 3 điều khác nhau giữa hai người.
Cuối cùng, khi đã có danh sách các điểm chung và khác nhau về những điều quan trọng trong cuộc sống, bản thân mỗi người chọn ra 5 điều mình thấy quan trọng nhất trong danh sách đó.
📝 THU HOẠCH:
Mỗi người có thể chia sẻ những điều quan trọng nhất mà mình chọn ra cho cả nhóm biết.
Các cặp có thể lập nhóm và tìm ra những giá trị mà cả nhóm đều có.
Mỗi người có thể chọn ra một giá trị và chia sẻ một câu chuyện để minh họa cho giá trị đó.
Mỗi người có thể đưa ra các hành vi cụ thể mình sẽ thực hiện để đảm bảo giá trị mình đã chọn.
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Mỗi người đều có những điều mình coi trọng trong cuộc sống, tuy nhiên, khi so sánh kết quả của mọi người với nhau, ai cũng có những giá trị chung, giống nhau, kể cả hai người có khác nhau, hoặc không thích nhau.
Khi nhìn vào giá trị của bản thân, nó thường thể hiện trong mọi điều mình làm một cách vô thức, bao gồm cả cách mình giữ đồ vật và mối quan hệ xung quanh mình. Để phát hiện ra giá trị của mình được thể hiện thế nào, bạn có thể quan sát cách mình sử dụng đồ vật và tương tác với các mối quan hệ hiện tại.
❗ CÁC LƯU Ý KHI THỰC HIỆN:
Thời gian có thể sẽ dài hơn nếu mọi người cần thời gian để chiêm nghiệm trong 3 vòng.
Không gian chia sẻ nên yên tĩnh, an toàn, để mọi người sẵn sàng nói ra.
Tôn trọng mong muốn không chia sẻ của người tham gia nếu có ai đó không sẵn sàng chia sẻ kết quả của mình. Trong trường hợp có người như vậy, người điều phối có thể gặp họ riêng trong 3 vòng và đặt các câu hỏi để họ có thể nhận ra giá trị của bản thân.
🌱 BIẾN THỂ:
Hoạt động này có thể dùng cho những chủ đề liên quan tới giá trị, nguyên tắc, quy tắc, luật lệ của tổ chức hay cá nhân, ví dụ: 3 luật lệ mà tổ chức buộc phải có, và 3 luật lệ mà tổ chức có thể bỏ đi mà vẫn vận hành tốt.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1610422289150586
🔹 Mục đích: Giúp người tham gia cùng làm việc với nhau để giải những câu đố cho sẵn, bên cạnh đó phải thực hành khả năng giải quyết vấn đề mà không đủ thông tin, phán đoán, phân công nhiệm vụ, và thương lượng với những nhóm khác để có được thông tin từ nhóm đó.
🔹 Chuẩn bị:
- Chuẩn bị sẵn 4 tới 6 câu đố (mỗi nhóm một câu đố), mỗi câu đố gồm 5 tới 6 câu văn và kết thúc bằng một câu hỏi.
Ví dụ: Hôm nay bạn đi chơi cùng với người yêu. Hai bạn ăn tối xong rồi về nhà khá muộn. Ngoài trời đang mưa, và toàn bộ khu phố bị cúp điện. Trong nhà có đèn cầy, giấy, hộp quẹt. Bạn sẽ đốt cái gì đầu tiên?
Lưu ý: câu đố này khá dễ, nhưng mấu chốt của trò chơi này không cần câu đố khó. Bạn có thể chọn các câu đố khó hơn để thử thách người tham gia.
- In và cắt các câu đố thành các mảnh giấy nhỏ, mỗi mảnh chỉ gồm MỘT C U VĂN. Vậy là mỗi câu đố sẽ có 5 tới 6 mảnh như vậy.
- Bạn có thể đánh dấu các câu văn bằng một ký hiệu đặc biệt nào đó ở mặt sau để người quản trò biết là các câu văn nào thuộc cùng một câu đố, mà người tham gia không biết.
🔹 Thực hiện:
Chia người tham gia thành các nhóm (4 tới 6 nhóm), và chọn số lượng câu đố bằng số lượng nhóm.
Xáo trộn toàn bộ các câu văn ngẫu nhiên và chia đều số câu văn cho các nhóm. Vậy là mỗi nhóm có khoảng 5 tới 6 câu văn, nhưng không thuộc cùng một câu đố. Lưu ý là số câu văn cho mỗi câu đố nên bằng nhau, để nhóm có thể hoàn thành trò chơi dễ dàng hơn.
Nhiệm vụ của các nhóm là TRẢ LỜI ĐƯỢC một câu đố nào đó trong các câu đố được chuẩn bị, bằng cách thảo luận trong nhóm, và thương lượng với các nhóm khác để tráo đổi câu văn sao cho mình có đủ dữ liệu của một câu đố.
Yêu cầu trong quá trình thương lượng như sau (đây là yêu cầu chặt chẽ nhất, nhưng bạn có thể bớt yêu cầu để hoạt động trở nên linh hoạt hơn, dễ hơn nếu muốn)
Mỗi nhóm ngồi ở một góc phòng hoặc mỗi nhóm một phòng, giống như “trụ sở” của nhóm
Tại một thời điểm, mỗi nhóm chỉ được gửi tối đa 3 người đi thương lượng với nhóm khác để đổi câu đố
Mỗi người đi đổi câu đố sẽ chỉ được mang theo 1 câu văn của nhóm mình đang có theo để đổi với nhóm khác
Một người đi thương lượng chỉ được đổi một câu văn với một nhóm khác tại một thời điểm, và phải đổi chứ không được chỉ lấy hoặc cho câu văn
Việc thương lượng và tráo đổi này chỉ được thực hiện ở các “trụ sở” của nhóm, không được mang đi nơi khác để thực hiện (ví dụ như tụ tập ở giữa phòng để thảo luận là phạm luật)
Đổi với nhóm nào thì phải đến trụ sở nhóm đó. Nếu gặp thành viên của nhóm đó ở trụ sở của nhóm khác thì không được đổi.
Các nhóm không được thảo luận hay thương lượng lớn tiếng, toàn bộ quá trình thương lượng chỉ được thực hiện kín tại các trụ sở.
🔹 Bài học:
Cái khó của hoạt động này là khi mình đưa các câu văn của mình đi đổi với các nhóm khác quá nhiều và quá lâu, thì khi nhóm khác tới trụ sở của nhóm mình để đổi, mình sẽ không có gì để đổi. Vì vậy, nhóm sẽ cần phải có một chiến lược để thực hiện hoạt động hiệu quả, làm sao để cân bằng được số lượng thông tin mình giữ lại và số lượng thông tin mình đưa đi đổi. Quá trình cân bằng này phụ thuộc rất nhiều vào sự phán đoán của nhóm xem các câu văn nào thuộc về cùng một câu đố và câu văn nào có thể thuộc về câu đố của nhóm khác. Sau đó sẽ cần phải biết cách thương lượng để nhóm khác sẵn sàng đổi với mình.
Nếu bạn giảm bớt yêu cầu thì các nhóm sẽ có các “lỗ hổng” để thảo luận dễ dàng hơn, và nhóm cần tỉnh táo để biết được các lỗ hổng đó. Ví dụ: nếu bạn không có yêu cầu “Đổi với nhóm nào thì phải đến trụ sở nhóm đó” thì các thành viên của tất cả các nhóm hoàn toàn có thể đem các câu văn tới 1 trụ sở và cùng nhau thảo luận. Điều này tuỳ bạn quyết định.
Nhiệm vụ của nhóm là trả lời được câu đố chứ không phải là có được toàn bộ các câu văn của câu đố. Nên nhóm nào có khả năng phán đoán tốt sẽ hoàn thành trò chơi nhanh hơn. Có nhiều nhóm quên mất mục đích này, nên cứ phải có hết các câu văn mới giải đố.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1186713378188148
Hoạt động này mình thường dùng làm hoạt động giúp nhóm thư giãn giữa các hoạt động phải căng não. Tuy nhiên, nó lại thường là hoạt động để lại nhiều cảm xúc và nhận biết về cách mình phản ứng khi có những kết quả trong nhóm không như ý của mình.
🔹 Mục đích: Nhận diện cảm xúc của mình và cách phản ứng khi kết quả làm việc của nhóm hoặc của người khác không được như mình kỳ vọng.
🔹 Chuẩn bị:
- Chia ra thành các nhóm, mỗi nhóm 4 5 người
- Giấy và bút màu
🔹 Thực hiện (cách 1):
- Hoạt động diễn ra trong im lặng
- Mỗi người nhận một tờ giấy A4 và bút màu dùng chung cho cả nhóm
- Mỗi nhóm ngồi thành vòng tròn quanh bàn hoặc dưới đất
- Mỗi người sẽ vẽ một bức tranh bất kỳ vào tờ giấy A4 của mình trong vòng 1 phút
- Sau đó, cứ 30s một lần, bức tranh sẽ được chuyển cho người bên phải mình, và mình có nhiệm vụ phải vẽ tiếp bức tranh mình nhận được từ người bên trái chuyển cho mình.
- Hoạt động có thể kéo dài bao nhiêu tuỳ thích. Thường thì mình sẽ dừng lại sau khi đã chuyển được 4 hoặc 5 vòng, lúc bức tranh đã gần như hoàn thành.
🔹 Thực hiện (cách 2):
- Hoạt động diễn ra trong im lặng
- Mỗi nhóm nhận một tờ giấy lớn hình vuông và bút màu dùng chung cho cả nhóm
- Mỗi nhóm ngồi thành vòng tròn quanh bàn hoặc dưới đất
- Mỗi nhóm sẽ được giao một chủ đề cụ thể để vẽ
- Mỗi người chỉ được vẽ vào phần góc bức tranh ngay trước mặt mình
- Mỗi người sẽ vẽ vào phần giấy ngay trước mặt mình trong vòng 1 phút theo ý mình, lúc này phải quan sát những người còn lại để toàn bộ bức tranh hợp với nhau
- Sau đó, cứ 30s một lần, bức tranh sẽ được xoay cùng chiều kim đồng hồ, và mình có nhiệm vụ phải vẽ tiếp phần bức tranh ngay trước mặt mình.
- Hoạt động có thể kéo dài bao nhiêu tuỳ thích. Thường thì mình sẽ dừng lại sau khi đã xoay được 4 hoặc 5 vòng, lúc bức tranh đã gần như hoàn thành.
🔹 Bài học:
- Những người nào thiếu sự linh hoạt và hay áp đặt sẽ cảm thấy khá khó chịu và áp lực khi thấy bức tranh của mình bị người khác thay đổi không thương tiếc. Còn người nào có khả năng hợp tác tốt sẽ cảm thấy thoải mái và có thể sáng tạo tiếp dựa vào kết quả người khác đã vẽ.
- Những người nào hay sợ bị phán xét sẽ không dám vẽ quá nhiều vào phần bức tranh người khác đã vẽ rồi.
- Chỉ cần thực hiện thêm vài vòng nữa là nỗi sợ phán xét hay sự thiếu linh hoạt sẽ mất đi hết. Đó là lúc mọi người bắt đầu bắt được nhịp của nhau. Trong nhóm, chỉ cần quan sát nhau và hiểu được mục đích của người kia là mình có thể bắt nhịp nhau dễ dàng hơn.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1181440758715410
Lĩnh vực “Tâm lý học tích cực” có nhiều hoạt động dựa trên bằng chứng rằng chúng ta có thể tạo ra được những kết quả tích cực trong tương lai. Hoạt động này được thiết kế nhằm tăng mức độ lạc quan của những người tham gia hoạt động này.
✍️ TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG:
Những người tham gia tưởng tượng càng cụ thể càng tốt về những gì họ sẽ làm trong 4 năm sắp tới (tính từ thời điểm diễn ra hoạt động). Sau đó, mỗi người tham gia hình dung về một sự kiện tích cực nhất có thể xảy ra trong tương lai và chia sẻ nó với một người bạn cùng cặp với mình.
️🎯 MỤC ĐÍCH:
Giúp người tham gia hình dung được về một tương lai tích cực và các bước cụ thể trong quá trình đạt được mục đích mà họ đã đặt ra.
🔖 CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO:
Thiết lập mục tiêu
Tinh thần lạc quan
Phát triển cá nhân
Kỹ năng lập kế hoạch
Kỹ năng thiết lập kế hoạch phát triển cá nhân
Tâm lý học tích cực
👬 NGƯỜI THAM GIA:
Tối thiểu: 2 người
Không giới hạn số lượng người tham gia
Số lượng lý tưởng: Từ 12 đến 30 người
⏰ THỜI GIAN:
Trải nghiệm hoạt động: 15 phút
📂 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ:
Người tham gia cần chú ý lắng nghe hướng dẫn thực hiện hoạt động này từ người điều phối và giữ một thái độ cởi mở khi chia sẻ và lắng nghe chia sẻ để có được kết quả tốt nhất.
📣 HƯỚNG DẪN:
1, Đặt câu hỏi về tương lai có thể xảy ra:
Hỏi những người tham gia, "Vào cùng ngày này và cùng thời điểm này của 4 năm nữa, bạn nghĩ bạn đang làm gì?" Để người tham gia dễ hình dung, người điều phối có thể đưa ra một số mẫu câu trả lời như sau:
- Tôi sẽ chơi với em bé của chị tôi.
- Tôi sẽ tham dự một buổi đào tạo trong đó người điều phối sử dụng những câu hỏi dở tệ.
Mời những người tham gia đưa ra câu trả lời của họ.
2, Đặt câu hỏi về một tương lai tích cực có thể xảy ra.
Yêu cầu những người tham gia đặt những mục tiêu về tương lai mà họ đã có sang một bên. Bây giờ yêu cầu họ tưởng tượng về một tương lai mà họ mong muốn nhất, trong 4 năm nữa (bốn năm kể từ bây giờ). Khuyến khích họ hình dung về những gì họ sẽ làm vào thời điểm đó sau khi hoàn thành xuất sắc các mục tiêu quan trọng về cá nhân và nghề nghiệp.
Người điều phối có thể đưa ra một số ví dụ như sau:
- Tôi đang leo lên đỉnh núi Phan-Xi-Păng với bạn đời của mình.
- Tôi đang cho sếp tôi xem bằng Tiến sĩ mà tôi mới nhận được.
Khuyến khích những người tham gia quan sát những sự thay đổi về mặt cảm xúc, tinh thần của mình khi nghĩ đến sự kiện tích cực nhất trong tương lai mà họ đang tưởng tượng. Tạm dừng khoảng 20 giây.
3, Chia sẻ về tầm nhìn tương lai của người tham gia:
Yêu cầu những người tham gia bắt cặp và chia sẻ tầm nhìn về tương lai với nhau. Khuyến khích người nghe lắng nghe với sự chú tâm, nhiệt tình và hào hứng về tầm nhìn của người bắt cặp với mình.
4, Hình dung và chia sẻ quá trình đạt được tương lai tốt đẹp đó:
Yêu cầu những người tham gia nghĩ về cách họ đạt được tầm nhìn đó. Mời người tham gia lần lượt mô tả các bước trong cuộc hành trình đã đưa họ từ thời điểm này đến tương lai tốt đẹp đó. Khuyến khích người nghe giữ tình thần khuyến khích bạn trong cặp của mình chia sẻ để hỗ trợ họ tự tin vào bản thân mình. Đề nghị các cặp dành tổng cộng khoảng 2 phút để chia sẻ về tiến trình của họ về tương lai bằng những cột mốc thời gian cụ thể.
5, Kết luận phiên thảo luận.
Chuông báo hiệu kết thúc cuộc trò chuyện.
Nói với những người tham gia rằng họ có thể tiếp tục tự hình dung về tương lai tích cực của mình cùng với quá trình đạt được chúng sau khi hoạt động này kết thúc.
📝 THU HOẠCH:
1, Lên kế hoạch thực hiện ngay:
Yêu cầu những người tham gia nhớ lại về tương lai tích cực mà họ đã hình dung trước đó và tìm ra những gì họ có thể làm ngay hôm nay để bắt đầu hành trình của mình. Khuyến khích những người tham gia ghi nhanh những ý tưởng cần làm của họ để họ có thể thực hiện chúng càng sớm càng tốt.
2, Tiến hành kiểm tra tâm trạng/cảm xúc:
Hỏi những người tham gia xem họ cảm thấy như thế nào — và tại sao họ cảm thấy như vậy.
3, Thực hành một bài tập viết:
Nghiên cứu của Tiến sĩ Laura King và những người khác cho thấy rằng viết ra một mô tả về bản thân tốt nhất có thể có trong tương lai của bạn trong 20 phút và lặp lại hoạt động này mỗi ngày trong bốn ngày sẽ tạo ra kết quả tích cực. Bởi vì viết ra mọi thứ buộc bạn phải có cấu trúc và có tổ chức, nó giúp bạn có thể sắp xếp suy nghĩ của mình một cách cụ thể và mạch lạc hơn thay vì chỉ mơ tưởng về tương lai. Chia sẻ thông tin này với những người tham gia và khuyến khích họ tự làm bài tập viết.
📥 BÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA:
Hình dung ra một tương lai tốt nhất có thể của bạn sẽ đặt bạn vào một vùng tích cực của suy nghĩ.
Chia sẻ tầm nhìn của bạn về một tương lai tươi sáng với một đối tác làm tăng cảm giác tích cực của bạn.
Hình dung quá trình từng bước để đạt được mục tiêu trong tương lai của bạn giúp cho hành trình đó trở nên cụ thể hơn.
Viết ra một phiên bản tốt nhất có thể của bản thân trong tương lai sẽ tạo ra kết quả tích cực.
🌱 CÁC BIẾN THỂ:
Nếu những người tham gia cảm thấy không thoải mái khi chia sẻ về tầm nhìn của họ. Hãy để họ làm việc cá nhân, hình dung những sự kiện tốt nhất có thể xảy ra trong tương lai. Thay vì chia sẻ chúng với một người bạn cùng cặp và để họ tự ghi lại những ý tưởng cho riêng mình.
Link trong Group Game Đào Tạo: https://www.facebook.com/groups/gamedaotao/permalink/1567661150093367/